[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Những “anh hùng” trong trận chiến COVID – 19
Cũng như những người làm trong lĩnh vực y tế dự phòng, gần 1 tháng qua, nhiều y, bác sĩ các bệnh viện trong cả nước không có ngày nghỉ.
Ở Việt Nam, tất cả các bác sỹ, y tá những người đang làm trong ngành y thời gian qua đều ở trạng thái “cầm súng ra chiến trường”, họ đều chiến đấu ở tư thế báo động đỏ. Dịch bệnh ngày một gia tăng và chưa có dấu hiệu kiểm soát và các bác sỹ thì vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, hết mình.
Dường như, tất cả người dân đều nhìn các bác sỹ với ánh mắt trân trọng và cảm phục. Họ không cần một lời khen, không cần một tấm huân chương trên ngực, họ đã làm việc hết sức mình bởi chỉ một sơ xuất nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường và với lương tâm nghề nghiệp, họ không cho phép điều đó xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Những chiến sỹ tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch COVID – 19!
12:28, 18/02/2020
[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Sư trụ trì chùa trồng gần 1 hecta hoa kiểng lấy tiền làm từ thiện
11:05, 18/02/2020
[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] "Tiên ông" 98 tuổi chữa bệnh miễn phí cho người nghèo
11:11, 16/02/2020
Hải Phòng là nơi cách ly số lượng người về từ Vũ Hán cao nhất, bên cạnh đó còn có lượng công dân Trung Quốc ở Hải Phòng rất đông. Chính vì vậy từng tin tức từ Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp cơ sở 2, An Đồng, An Dương đều nhất nhất được nhân dân quan tâm và theo dõi. Các “chiến sĩ” tại “binh đoàn” nãy đã luôn lạc quan, bản lĩnh và chiến đấu hết mình để tất cả cùng yên tâm.
Ai từng được trải qua 24 giờ cùng các bác sỹ tại Bệnh viện Việt Tiệp cơ sở 2 mới thấy xúc động và cảm phục họ. Không một lời than thở, không một lần than vãn, tất cả luôn nở nụ cười và phục vụ hết mình. Dường như họ thấy tự hào khi được trao sứ mệnh là người bảo vệ cho các bệnh nhân, họ thấy may mắn được làm bác sỹ, được trải qua những giây phút lịch sử của cả xã hội.
Tiến sĩ - Bác sĩ Ngô Anh Thế - Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp chia sẻ: “Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp và Khoa đã chủ động xây dựng các phương án, kịch bản, biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo đúng chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND và Sở Y tế thành phố. Khoa đã bố trí khu vực cách ly tại tầng 1, đồng thời thực hiện các quy trình nghiêm ngặt trong tiếp đón, sàng lọc, thăm khám, cách ly; triển khai các đường dây nóng để tiếp nhận thông tin liên quan. Bên cạnh đó, khi thành phố có chỉ đạo xây dựng Khu cách ly y tế tập trung tại Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp cơ sở 2 ở xã An Đồng, huyện An Dương, Khoa đã tích cực tham vấn về xây dựng quy trình, cử các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên làm lực lượng nòng cốt làm việc tại đây”.
Với số lượng lớn người bị cách ly nhưng đến bây giờ, mặc dù đã có trên 20 ca phải lấy mẫu xét nghiệm song tất cả đều có kết quả âm tính. Phần lớn các trường hợp cách ly đều sống hòa đồng, khỏe mạnh và đã được trở về với cuộc sống thường ngày.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thanh Tâm chia sẻ: “ Đến giờ câu nói “nằm lòng” mà điều dưỡng nào giờ cũng đã trôi chảy là: “Mời ra ăn cơm”. Nhìn chị khó ai có thể biết người phụ nữ trung niên này đã phục vụ cật lực trong trận chiến phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện trong cả tuần qua mà chưa một lần về nhà. Mọi việc trong gia đình, các chị phải nhờ chồng, ông bà nội, ngoại gánh vác để hết tâm phục vụ phòng, chống COVID-19.
Tuy nhiên, điều làm chị buồn là hầu hết những hàng xóm đều tránh không giao tiếp với các chị. Nhưng khi nghĩ mình đang đóng góp công sức cho cộng đồng là mọi nỗi niềm như đều tiêu tan.
Những chuyện như điều dưỡng Tâm không còn là xa lạ với những y bác sỹ trong tuyến đầu phải chăm sóc các cá nhân phải cách ly vì nghi nhiễm bệnh. Đối mặt hàng ngày với nhiều nguy hiểm nhưng những “chiến binh” mặc blouse trắng của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp luôn tràn đầy năng lượng, sự nỗ lực, nhất là trách nhiệm và sự lạc quan trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh COVID-19 này.
Những thầy thuốc làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp vẫn âm thầm cống hiến cho nghề nghiệp để mang lại chân lý, niềm vui và những điều quan trọng hơn liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Đó là điều trị khỏi cho những người mắc bệnh Covid-19, góp phần chứng minh năng lực của ngành y tế; đồng thời khẳng định tình hình dịch bệnh ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt.
Từ sâu thẳm trong trái tim của mỗi một bác sỹ, tấm huy chương mà họ mong nhận khi đại dịch qua đi là cái nhìn thông cảm, bao dung và sẻ chia hơn nữa của người dân với nghề bác sỹ.