Ban quản lý dự án các công trình TP Điện Biên Phủ: Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
Tthành phố Điện Biên Phủ tranh thủ các nguồn lực, từng bước hoàn thiện các công trình hạ tầng, đáp ứng được các tiêu chí đô thị xanh, thông minh
Những năm qua, thành phố Điện Biên Phủ tranh thủ các nguồn lực, từng bước hoàn thiện các công trình hạ tầng, đáp ứng được các tiêu chí đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững,là cơ sở để thành phố được công nhận là đô thị loại II vào năm 2025.
Một trong những nét nổi bật của thành phố Điện Biên Phủ đạt được trong năm qua đó là khởi công dự án nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Điện Biên và đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm như: Dự án đường 60m, dự án hạ tầng kỹ thuật khung dọc trục đường 60m...
Việc hoàn thành các dự án trọng điểm đang là bước đệm thành công cho thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, sau khi dự án mở rộng Cảng hàng không Điện Biên hoàn thành tạo điều kiện thu hút du khách đến với thành phố và giao thương hàng hóa của người dân thuận lợi.
>>Điện Biên: Hút “đại bàng” đến làm tổ
>>Ngành tài chính Điện Biên hướng tới chính quyền phục vụ
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Viết Sáng - Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình thành phố Điện Biên Phủ: Việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ở địa bàn thành phố thuộc tỉnh miền núi Điện Biên còn nhiều khó khăn do nguồn lực hạn chế. Trong khi, nhu cầu các công trình cần đầu tư hàng năm rất nhiều, chưa thể đáp ứng hết được.
Việc lựa chọn công trình đầu tư trước tiên phải bám sát định hướng, quy hoạch phát triển của thành phố, của tỉnh. Ban Quản lý dự án phối hợp với các phòng chuyên môn đánh giá mức độ cần thiết của dự án theo thứ tự ưu tiên. Sau đó, cân đối với nguồn vốn, nếu đáp ứng được mới lập dự án xin chủ trương đầu tư, để công trình triển khai đảm bảo được tiến độ, chất lượng, phát huy hết hiệu quả.
Những công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng và những công trình đang triển khai được các đơn vị thi công thực hiện nghiêm các yêu cầu của đơn vị tư vấn giám sát và chủ đầu tư. Nhưng để thuận lợi hơn trong thực hiện các dự án, nhất là những dự án trọng điểm thời gian tới được đảm bảo theo tiến độ, chất lượng và sự đồng thuận của người dân trong khu vực ảnh hưởng của dự án phải đền bù giải phóng mặt bằng, thành phố mong muốn có cơ chế đặc thù, bổ sung chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi. Cùng với đẩy mạnh phân cấp, tạo cơ chế tự chủ, để thành phố chủ động thực hiện các chương trình, dự án, nhằm kêu gọi thu hút đầu tư vào các lĩnh vực được xác định giàu tiềm năng của thành phố và tỉnh Điện Biên.
Có thể bạn quan tâm