Bỏ gần 700 chốt kiểm dịch, Hải Dương có... lơ là?
Chưa đầy 10 ngày lập chốt kiểm soát y tế, Hải Dương đã dừng hoạt động 667 chốt kiểm soát y tế tại các xã, phường, huyện, thị xã, thành phố.
Được biết, ngày 4/4 thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, tỉnh Hải Dương lập 833 chốt kiểm soát y tế. Mỗi chốt có 10-12 thành viên, làm nhiệm vụ trực chốt 24/24h để kiểm soát người ra vào địa bàn, phòng chống dịch COVID-19.
Tuy nhiên, mới đây tỉnh này đã cho dừng hoạt động 667 chốt kiểm soát y tế tại các xã, phường, huyện, thị xã, thành phố. Chỉ duy trì 166 chốt ở cửa ngõ ra vào và liên huyện.
Trong các chốt y tế giữ lại có 29 chốt cấp tỉnh đặt trên quốc lệ, tỉnh lộ; 43 chốt cấp huyện đặt tại các đường liên huyện và 94 chốt cấp xã đặt trên các đường liên xã, liên thôn.
Hiện, huyện Gia Lộc không còn chốt cấp huyện, cấp xã; thị xã Kinh Môn, huyện Tứ Kỳ không còn chốt cấp huyện. TP Hải Dương duy trì nhiều chốt cấp huyện nhất (16 chốt). Các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện, Nam Sách, Bình Giang và TP Hải Dương chỉ còn từ 1 - 4 chốt cấp xã.
Về việc này, UBND tỉnh Hải Dương giải thích là để tạo thuận lợi cho người dân giữa các địa phương trong tỉnh đi lại, giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Để đối phó với đại dịch, các quốc gia đồng loạt thông báo tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới, phong tỏa thành phố, yêu cầu người dân thực hiện giãn cách xã hội tại nhà. Tại Việt Nam, Chỉ thị 16 của Thủ tướng cũng được các địa phương đồng loạt, nghiêm túc thực hiện. “Không được lơ là, mất cảnh giác” mà cần tiếp tục thực hiện nghiêm, Thủ tướng nhấn mạnh các địa phương cần chấn chỉnh và thực hiện nghiêm chỉ thị 16 với những biện pháp mạnh mẽ.
Giữa lúc này, Hải Dương lại chủ quan cho dừng gần 700 chốt kiểm soát y tế có phải là đang đi ngược lại với chỉ đạo của Chính phủ?.
Mấy ngày nay, việc giãn cách xã hội tại các địa phương dường như có sự chủ quan, người dân có phần lơ là trong khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến vô cùng phức tạp. Theo tổng kết của các chuyên gia dịch tễ trên thế giới của WHO, vào gia đoạn dịch chùng xuống, người dân tiếp tục ra đường trong khi có dấu hiệu lây lan ngoài cộng đồng thì dịch sẽ lây lan rất nhanh, trở tay không kịp. Thực tế tại Tokyo, Singapore, New York,… số ca nhiễm tăng rất nhiều trong thời gian ngắn. Chỉ cần 10% người dân không chấp hành, thì việc giãn cách xã hội sẽ không có giá trị.
Có thể bạn quan tâm
[DNNN TRONG “BÃO” COVID-19] Vinalines gây “choáng” vì… nợ
23:35, 12/04/2020
[COVID-19] Bình Phước đình chỉ công tác Phó Chủ tịch HĐND do chống đối chốt kiểm dịch Covid-19
23:15, 12/04/2020
Chống dịch COVID-19: Báo động tình trạng "phá vỡ chỉ đạo"
17:01, 12/04/2020
CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng và cộng sự nghiên cứu về COVID-19
16:03, 12/04/2020
[DNNN TRONG “BÃO” COVID-19] Vinachem "oằn mình" vì bốn "cục nợ" trên vai
11:00, 12/04/2020
Chiều 12/4, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã có công điện chỉ đạo tăng cường thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Công điện nêu rõ trong những ngày gần đây, người dân ở một số địa phương có tư tưởng chủ quan, không chấp hành nghiêm chỉ thị, tụ tập đông người, không giữ khoảng cách an toàn; một số cửa hàng không bán hàng thiết yếu đã mở lại...
Rõ ràng, không phải người dân đang lơ là, mất cảnh giác trong phòng, chống COVID-19 mà chính là chính quyền tỉnh đang lơ là, mất cảnh giác. Theo đánh giá của các chuyên gia dịch tễ học, Hải Dương là một trong những tỉnh, thành phố có nguy cơ dịch bùng phát cao của cả nước. Nếu chủ quan, không tuân thủ nghiêm cách ly xã hội, kiểm soát y tế chặt chẽ có thể Hải Dương sẽ phải trả giá đắt.