Đất vàng “bán rẻ” như cho tại Hải Phòng: Cần làm rõ những lợi ích?

Gia Nguyễn 25/05/2020 14:44

Mặc dù đều nằm tại các vị trí đắc địa, tuy nhiên, 99 ha đất đều được thành phố Hải Phòng bán cho một doanh nghiệp tư nhân tại địa phương với giá rẻ hơn hàng chục lần so với giá thị trường...

Theo đó, để triển khai kế hoạch cải tạo chung cư cũ, từ năm 2017 đến nay thành phố Hải Phòng đã thực hiện 4 dự án theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Trong đó có dự án xây dựng chung cư U19 Lam Sơn do Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng làm chủ đầu tư, 3 dự án còn lại đều rơi vào tay Công ty CP đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy (Công ty Hoàng Huy) gồm: Dự án cải tạo chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm trên địa bàn TP.Hải Phòng - Công trình Goldenland 5 xây dựng chung cư HH3 - HH4, phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền; xây dựng lại chung cư cũ U1, U2, U3 Lê Lợi, quận Ngô Quyền; cải tạo chung cư cũ HH1, HH2 cũng tại phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền.

vdsgdf

Một trong những dự án nằm trong các khu đất được UBND TP. Hải Phòng "gán" cho Công ty Hoàng Huy

Để lấy nguồn kinh phí triển khai các dự án đã nêu, UBND TP.Hải Phòng đứng ra gọi thầu, dùng quỹ đất công thanh toán cho các doanh nghiệp, nhưng, khi đấu thầu, một điểm rất khó hiểu là chỉ có duy nhất Công ty Hoàng Huy đề xuất dự án, sơ tuyển, đấu thầu và được chỉ định thầu cả 3 dự án trên với tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, thành phố còn ưu ái dùng 99 ha đất vàng tại các vị trí đắc địa để thanh toán với giá khá thấp, cụ thể: giao 5,1 ha tại khu đất của Nhà máy đóng tàu Sông Cấm để Công ty Hoàng Huy triển khai dự án bất động sản Hoàng Huy Riverside gồm dãy nhà liền kề và biệt thự hiện đại. Với vị trí đắc địa, giá nhà ở đây được rao bán khoảng 35 triệu đồng/m2, dao động từ 5 - 18 tỉ đồng/căn, trong khi giao cho chủ đầu tư, Hải Phòng chỉ định giá khu đất này có 194,378 tỉ đồng, tương đương 3,8 triệu đồng/m2.

Không chỉ có vậy, 2 khu đất mà phía Công ty Hoàng Huy được TP. Hải Phòng giao sau đó còn được gọi khu đất “kim cương”, đó là: khu đất trụ sở cũ của UBND quận Hồng Bàng tại số 42 Lê Đại Hành rộng 0,8 ha (TP.Hải Phòng tạm định giá là 64,7 tỉ đồng tài sản trên đất và 290,58 tỉ đồng tiền đất, trung bình giá trị đất chỉ là 36,32 triệu đồng/m2); khu đất tại số 199 Tô Hiệu được tạm định giá tiền tài sản trên đất là 19,57 tỉ đồng và 65,99 tỉ đồng tiền đất, trung bình giá trị đất chỉ xấp xỉ 22 triệu đồng/m2. Hiện đất tại các khu này có giá dao động từ 150 - 250 triệu đồng/m2, tùy vị trí và diện tích.

Được biết, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin Thủ tướng chấp thuận dùng các cơ sở đất trên để thanh toán cho Công ty Hoàng Huy. Hiện Văn phòng Chính phủ đã chuyển tới các bộ Tài chính, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng... để lấy ý kiến về đề nghị này.

Thông tin với báo chí, chuyên gia tài chính, PGS-TS Ngô Trí Long chia sẻ: câu hỏi đặt ra là dù Thủ tướng đồng ý hay không thì cũng chỉ là chủ trương, còn bán giá nào, giá bao nhiêu thì do TP.Hải Phòng triển khai. Vậy ở đây có hay không việc “thông thầu”, móc ngoặc để Hoàng Huy trúng các dự án? Sau đó, TP.Hải Phòng thanh toán đất với giá rẻ để công ty này kinh doanh dự án, bán giá cao ngất ngưởng theo giá thị trường, gây thiệt hại cho nhà nước.

“Tôi cho rằng hoàn toàn có sự mờ ám, khuất tất, có sự trục lợi. Không loại trừ đằng sau có một nhóm lợi ích thao túng gây thất thoát tài sản nhà nước, thậm chí biểu hiện của sự tham nhũng”, ông Long nói.

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cũng nêu ý kiến, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, một trong những vấn đề của dự án BT là sử dụng đất vàng để giao cho doanh nghiệp với giá đất không đảm bảo giá thị trường nên tiềm ẩn nguy cơ trục lợi, tiêu cực trong các dự án rất lớn, nếu như có dư luận các dự án BT tại Hải Phòng bàn giao đất cho doanh nghiệp với giá thấp thì cần phải xem lại.

Có thể bạn quan tâm

  • Tài nguyên rừng “chảy máu” – Bài 1: “Vết cắt” từ đâu?

    Tài nguyên rừng “chảy máu” – Bài 1: “Vết cắt” từ đâu?

    04:50, 12/05/2020

  • Tài nguyên rừng “chảy máu” – Bài 2: “Kẽ hở” trong quản lý?

    Tài nguyên rừng “chảy máu” – Bài 2: “Kẽ hở” trong quản lý?

    04:50, 14/05/2020

  • Tài nguyên rừng “chảy máu” – Bài cuối: Quy trách nhiệm người đứng đầu?

    Tài nguyên rừng “chảy máu” – Bài cuối: Quy trách nhiệm người đứng đầu?

    05:20, 15/05/2020

  • Bắc Ninh: UBND huyện Yên Phong có đang “buông lỏng” quản lý?

    Bắc Ninh: UBND huyện Yên Phong có đang “buông lỏng” quản lý?

    04:50, 20/05/2020

  • Dự thảo Nghị định đấu giá quyền khai thác khoáng sản:

    Dự thảo Nghị định đấu giá quyền khai thác khoáng sản: "Quy định có nhưng... khó áp dụng"

    11:00, 23/05/2020

Gia Nguyễn