Hải Phòng: Phá nhanh nhiều “đại án” VAT

Lan Vũ 14/07/2020 04:01

Chưa đầy 2 tháng, Công an Hải Phòng đã phá 3 vụ mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với doanh số lên đến 9.000 tỷ đồng.

Ngày 09/7/2020, tại văn phòng Công ti Suvinco Việt Nam (số 32 lô 11B Lê Hồng Phong, phường Đằng Hải, Hải An), Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hải Phòng phối hợp với các cơ quan chức năng bắt quả tang Nguyễn Thị Lương (sinh 1994, ở Thư Trung, Đằng Lâm, Hải An), có hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng cho Vũ Bích Loan (sinh 1979, ở đường 208 xã An Đồng, An Dương).

Chưa đầy 2 tháng, Công an Hải Phòng đã phá 3 vụ mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với doanh số lên đến 9.000 tỷ đồng.

Công an Hải Phòng đã phá 3 vụ mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với doanh số lên đến 9.000 tỷ đồng.

Qua điều tra, lực lượng Công an phát hiện đối tượng cầm đầu là Nguyễn Văn Sức (sinh 1981, ở số 280 Trường Chinh, phường Lãm Hà, Kiến An). Nguyễn Văn Sức trực tiếp thành lập hoặc thuê thành lập 15 công ty phục vụ việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng. Chỉ trong thời gian ngắn thành lập, tổng doanh số bán hàng hóa, dịch vụ khống từ 15 công ty của Sức lên tới khoảng 5.000 tỷ đồng.

Khám xét tại trụ sở các công ty của Nguyễn Văn Sức, Phòng Cảnh sát kinh tế thu giữ 70 quyển hóa đơn giá trị gia tăng, 27 con dấu các loại và các tang vật liên quan.

Nguyễn Văn Sức đã thành lập 15 công ty phục vụ việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với số tiền lên đến 5000 tỷ đồng

Nguyễn Văn Sức đã thành lập 15 công ty phục vụ việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với số tiền lên đến 5.000 tỷ đồng

Cũng trong đầu tháng 7/2020, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hải Phòng bắt giữ Ngô Thị Phượng (sinh 1985, ở xã Quảng Thanh, Thủy Nguyên), đang thực hiện hành vi bán 2 hóa đơn giá trị gia tăng trái phép cho Vũ Văn Ánh, ở huyện Thủy Nguyên. Mở rộng điều tra, cơ quan công an đã bắt giữ Nguyễn Đình Hiếu (sinh 1979, ở phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng) là Giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh vật tư và thiết bị vận tải Gia Nguyễn, Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Cầu Kiền, Công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Gia Nguyễn.

Khám xét tại trụ sở các công ty và nơi ở của Nguyễn Đình Hiếu lực lượng Công an thu giữ 3 bộ dấu công ty, 2 bộ dấu chức danh, 6 thùng tài liệu chứa số lượng lớn hóa đơn giá trị gia tăng và nhiều tang vật liên quan. Được biết, từ năm 2014 đến nay, Nguyễn Đình Hiếu dùng hết khoảng 10.000 hóa đơn, doanh số khoảng gần 3.000 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 19/5/2020, trên địa bàn huyện An Dương, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hải Phòng phối hợp Công an huyện An Dương bắt giữ Đào Thu Hồng (sinh 1982, ở xã Đồng Thái, An Dương) đang bán hóa đơn giá trị gia tăng trái phép cho Phạm Văn Dương (sinh 1972, ở xã An Đồng, An Dương) thu giữ 4 bộ dấu, 8 hóa đơn giá trị gia tăng, 12 quyển hóa đơn cùng nhiều tang vật có liên quan, doanh số khoảng 1.000 tỷ đồng.

Theo công an thành phố Hải Phòng, tới đây cơ quan này sẽ tiếp tục điều tra mở rộng án để khởi tố và xử lý nghiêm các đối tượng trong các vụ án trên.

Nhiều năm gần đây, lực lượng chức năng Hải Phòng đã phá nhiều vụ án mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với doanh số lớn. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn diễn ra khá “sôi động”.

Nhiều luật sư cho rằng hình phạt đối với hành vi mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng còn “lương tay” nên chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng phạm tội. Thậm chí, nhiều đối tượng sau khi bị xử lý hình sự thì vẫn tiếp tục tái phạm. 

Điều 203 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

“1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

  1. e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
  2. g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
  5. a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
  6. b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  7. c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Có thể bạn quan tâm

  • Phú Thọ: Phá vụ án mua bán hóa đơn GTGT gần 2.000 tỷ đồng

    Phú Thọ: Phá vụ án mua bán hóa đơn GTGT gần 2.000 tỷ đồng

    22:01, 05/06/2020

  • Triệt phá đường dây lập công ty “ma” bán hóa đơn GTGT

    Triệt phá đường dây lập công ty “ma” bán hóa đơn GTGT

    08:28, 10/12/2016

  • VCCI kiến nghị đơn giản hóa quy định về hóa đơn, chứng từ

    VCCI kiến nghị đơn giản hóa quy định về hóa đơn, chứng từ

    04:30, 13/04/2020

Lan Vũ