VCCI kiến nghị đơn giản hóa quy định về hóa đơn, chứng từ

Diendandoanhnghiep.vn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Công văn số 1509/BTC-TCT của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Dự thảo liệt kê các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Quy định này chưa bao quát được hết các đối tượng bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vì trên thực tế, có những tổ chức không kinh doanh nhưng có cung cấp dịch vụ, bán hàng hóa thu tiền mang tính chất kinh doanh như: các tổ chức sự nghiệp có thu, các cơ sở cung cấp dịch vụ công của nhà nước nhưng có hoạt động kinh doanh thu tiền; nhà thầu nước ngoài áp dụng phương pháp kê khai và phương pháp hỗn hợp; ban quản lý dự án, …

VCCI đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh lại quy định giải thích về hóa đơn.

VCCI đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh lại quy định giải thích về hóa đơn.

Để đảm bảo bao quát được hết các đối tượng bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên thực tế, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bổ sung các đối tượng sau:

Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (ví dụ: ban quản lý dự án, nhà thầu nước ngoài áp dụng phương pháp kê khai và phương pháp hỗn hợp;…).

Các đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh doanh thu không thường xuyên.

Ngoải ra, khoản 1 Điều 3 quy định “hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in”. Theo quy định này thì hóa đơn do doanh nghiệp tự đặt in theo quy định tại Nghị định 51 không được xem là hóa đơn.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng điều này cần được xem xét ở các điểm sau:

Theo quy định tại Điều 52 Dự thảo thì Nghị định 51 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 01/07/2022, như vậy trước thời điểm này hóa đơn do doanh nghiệp đặt in vẫn được xem là hóa đơn. Quy định trên là mâu thuẫn với quy định tại Điều 52 Dự thảo.

Nếu hóa đơn chỉ được thể hiện ở hai hình thức trên thì hình thức giấy do doanh nghiệp tự in sẽ được xử lý như thế nào trước thời điểm 01/07/2022?

Để đảm bảo tính hợp lý và thống nhất, VCCI đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh lại quy định giải thích về hóa đơn.

Tại khoản 2 Điều 7 Dự thảo quy định: “hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, cụ thể: a) tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài”. 

Quy định này đưa đến cách hiểu, tổ chức, cá nhân khai thuế theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ vào nội địa không có hóa đơn hoặc không biết sử dụng loại hóa đơn gì, vì Dự thảo không xác định loại hóa đơn cho trường hợp các đối tượng này bán hàng, cung cấp dịch vụ vào nội địa.

Do đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định trên thành “hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ … : a) tổ chức, cá nhân khai, tính thuế … khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài”.

Khoản 2 Điều 5 Dự thảo quy định “thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”.

Theo VCCI quy định “thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là … thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ” là chưa rõ ràng, khó hiểu, có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau. Để đảm bảo tính minh bạch, đề nghị Ban soạn thảo sửa lại quy định trên theo hướng: thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ. Trường hợp xuất hóa đơn khi dịch vụ chưa hoàn thành thì tính theo thời điểm lập hóa đơn, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Về thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể theo điểm a khoản 4 Điều 8 Dự thảo quy định thời điểm lập hóa đơn cho một số trường hợp đặc thù như hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định.

Tuy nhiên, phản ánh tới VCCI một số doanh nghiệp cho biết, dịch vụ ngân hàng cung cấp online 24/7 cũng có tính chất như điện, nước, viễn thông…

Vì vậy, VCCI cho rằng cần phải có quy định riêng đối với thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động này, cụ thể: trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo thỏa thuận giữa người mua và người bán nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VCCI kiến nghị đơn giản hóa quy định về hóa đơn, chứng từ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711670737 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711670737 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10