Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, xử lý tình trạng chiếm đất ven sông Hồng

ANH KHÔI 05/04/2021 15:00

Trước phản ánh của Diễn đàn Doanh nghiệp về tình trạng chiếm dụng đất ven sông, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, UBND TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý…

Theo đó, ngày 03/4/2021, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2358/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý phản ánh của Diễn đàn Doanh nghiệp về phản ánh tình trạng chiếm dụng đất ven sông Hồng.

Văn bản số 2358/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tình trạng chiếm dụng đất ven sông Hồng

Văn bản số 2358/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tình trạng chiếm dụng đất ven sông Hồng

Nội dung văn bản đề cập, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 28/3/2021 có bài viết: “Nhức nhối tình trạng chiếm dụng đất ven sông Hồng”, trong đó phản ánh: Đề án Quy hoạch phân khu dô thị song Hồng hứa hẹn tạo ra sự chuyển mình cho thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, có một thực trạng khiến dư luận vô cùng quan ngại khi nhiều địa phương trên địa bàn đang để tình trạng chiếm dụng đất ven vùng quy hoạch, không chỉ đe dọa lợi ích phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong công tác phòng chống lũ lụt.

Về việc này, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý.

Trước đó, trong nội dung phản ánh của mình Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, Đề án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng hứa hẹn tạo ra sự chuyển mình cho TP. Hà Nội với độ bao phủ trên diện tích khoảng 11.000 ha, kéo dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở thuộc địa bàn 55 phường, xã của 13 quận, huyện.

Tuy nhiên, có một thực trạng khiến dư luận vô cùng quan ngại khi nhiều địa phương trên địa bàn đang để hiện trạng chiếm dụng đất ven vùng quy hoạch, không chỉ đe dọa lợi ích phát triển kinh tế - xã hội, chỉnh trang đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong công tác phòng, chống lũ lụt, đảm bảo an toàn nội đô…

Thực tế, TP. Hà Nội có hai hệ thống sông chính với 7 dòng chảy qua, chạy dọc các sông là hệ thống đê điều dài 626,124km, đi qua địa bàn 224 xã, phường, thị trấn thuộc 26 quận, huyện, thị xã. Toàn thành phố có 251 khu dân cư, với 6.744 hộ dân, tương ứng 30.177 nhân khẩu đang sinh sống trong phạm vi bảo vệ đê điều, không chỉ có vậy, trên địa bàn nhiều phường, xã, tình trạng chiếm dụng, “xẻ thịt” đất công vẫn diễn ra vô cùng rầm rộ cho thấy sự “buông lỏng” quản lý của chính quyền địa phương.

Mặc dù là hiện trạng nhức nhối nhưng việc chiếm dụng đất ven sông Hồng vẫn ngang nhiên tồn tại và diễn biến phức tạp - Ảnh: Quốc Tuấn

Mặc dù là hiện trạng nhức nhối nhưng việc chiếm dụng đất ven sông Hồng vẫn ngang nhiên tồn tại và diễn biến phức tạp - Ảnh: Quốc Tuấn

Loạn vi phạm Luật Đê điều, chiếm dụng hành lang thoát lũ là vấn đề “nóng” tại Hà Nội nhiều năm qua, khi con số vi phạm ngày một gia tăng, còn con số giải quyết vi phạm tồn đọng ngày một lớn.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, TP. Hà Nội có tới 60 vụ vi phạm pháp luật về đê điều, tuy nhiên, số vụ được giải quyết chỉ vẻn vẹn 5 vụ… tính từ năm 2011 – 2019, thành phố còn tồn đọng 1.821 vụ việc chưa xử lý, khiến dư luận vô cùng quan ngại về việc đảm bảo an toàn nội đô, trước diễn biến phức tạp của thiên tai nhiều năm trở lại đây.

Đáng nói, bên cạnh những vi phạm tồn tại ở nhiều quận, huyện như: Phúc Thọ, Thường Tín, Phú Xuyên, Đông Anh, Gia Lâm, Hai Bà Trưng,… Tại báo cáo số 1389/BC-CCĐĐ ngày 24/9/2020 của Chi cục Đê điều Hà Nội cho thấy, một số địa phương vẫn tồn tại các vi phạm “nổi cộm” cần quan tâm xử lý như: vi phạm tại các cuối ngõ 1,5,9 và 11 tập thể F361, An Dương, phường Yên Phụ hay cuối ngõ 76 An Dương, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ; Tình trạng đổ phế thải, tập kết, trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô lớn tại quận Hoàng Mai; Tình trạng đổ đất, phế thải san lấp mặt bằng lấn chiếm lòng sông Cà Lồ tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn;…

Không chỉ xâm lấn, chiếm dụng đất đai tại hành lang thoát lũ, vi phạm Luật Đê điều, trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội còn vô tư diễn ra hiện trạng “xẻ thịt” đất công khi hàng loạt công trình được dựng lên trên phần diện tích đất vườn, đất nông nghiệp trước mắt chính quyền nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại, thoải mái xây dựng, sử dụng sai mục đích.

Sự tồn tại của các thực trạng đã nêu, không chỉ bất chấp hàng loạt các chỉ đạo, đôn đốc từ các cấp quản lý, mà còn coi nhẹ những bài học nhãn tiền đã xảy ra trước đó.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thủ tướng chỉ đạo về thu, nộp phí bảo đảm hàng hải luồng Soài Rạp

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thủ tướng chỉ đạo về thu, nộp phí bảo đảm hàng hải luồng Soài Rạp

    00:01, 03/04/2021

  • Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu phản ánh của DĐDN về phát triển điện mặt trời

    Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu phản ánh của DĐDN về phát triển điện mặt trời

    09:00, 25/03/2021

  • Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu phản ánh của DĐDN về phát triển điện mặt trời

    Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu phản ánh của DĐDN về phát triển điện mặt trời

    04:12, 25/03/2021

  • Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu phản ánh của DĐDN về việc lo lắng “tắc dòng chảy” dữ liệu

    Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu phản ánh của DĐDN về việc lo lắng “tắc dòng chảy” dữ liệu

    13:30, 24/03/2021

ANH KHÔI