Thủ tướng vừa có chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu và xử lý về thông tin Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh ý kiến chuyên gia về phát triển điện mặt trời.
Ngày 23/3/2021, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1919/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý thông tin Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh ý kiến chuyên gia về phát triển điện mặt trời.
Theo đó, bài báo đưa tin: Tăng cường đột ngột và quá nóng của điện mặt trời trong năm 2020 đã ảnh hưởng tới nhà đầu tư do cắt giảm công suất. Theo các chuyên gia, cần có thêm phương pháp kiểm soát, thanh tra, báo cáo cập nhật kịp thời về công suất để đánh giá về phụ tải và công suất truyền tải từng địa phương, giúp doanh nghiệp chủ động trong chiến lược phát triển dự án, bảo đảm tính cạnh tranh.
Về việc thông tin phản ánh nêu trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công Thương nghiên cứu, xử lý.
Trước đó, ngày 8/3/2021, Diễn đàn Doanh nghiệp có bài viết: “Cần có bài toán giám sát, quản lý tổng công suất nguồn điện”. Nhìn vào biểu đồ cơ cấu nguồn điện của Việt Nam (nguồn Viện Năng lượng 2021) cho thấy thực trạng tổng công suất nguồn đã lắp đặt trong năm 2020 là quá lớn lên tới khoảng 69,094 MW. Trong đó, dạng năng lượng thủy điện chiếm 30%; nhiệt điện than 30% và năng lượng mặt trời khá cao là 24%, sau đó đến điện khí-dầu diesel 13% (gồm dầu diesel phát điện chiếm 2%, còn lại là các dạng năng lượng điện tái tạo khác nhập khẩu từ Lào và Trung Quốc).
Trong khi đó, quyết định 428/QĐ-Ttg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong giai đoạn 2011 – 2020, ngày 18 tháng 03 năm 2016 (Quy hoạch điện 7) cho thấy tổng cơ cấu nguồn điện dự báo đến năm 2020 có công suất cao nhất là 60,000 MW.
Nhưng trên thực tế, tổng công suất nguồn lắp đặt tính đến hết năm 2020 là gần 69,094 MW. Như vậy, tổng công suất của năm 2020 vượt hơn 9,000 MW so với Quy hoạch điện 7 đã dự báo.
Theo TS. Nguyễn Xuân Huy, chuyên gia kinh tế năng lượng, ĐH Bách Khoa – ĐHKT TP HCM, phát triển tốt nguồn điện năng lượng tái tạo đã góp phần bảo đảm hỗ trợ cho sản lượng điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, sự tăng tưởng đột ngột và quá nóng của điện năng lượng mặt trời trong năm 2020 đã ảnh hưởng đến nhà đầu tư do phải cắt giảm công suất khiến doanh nghiệp gồng gánh hàng loạt những hệ luỵ về sau.
Trước thực trạng này, đại diện các doanh nghiệp cho biết, để khuyến khích nguồn điện năng lượng tái tạo trong nước phát triển, đặc biệt là điện mặt trời được ưu tiên phát triển đúng như Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, thì ngay trong Quy hoạch Điện VIII, Chính phủ cần ban hành quy định rõ ràng, giao trách nhiệm cho đơn vị đứng đầu là Bộ Công thương, tiếp đó là EVN, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác buông lỏng quản lý, phát triển ồ ạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà đầu tư như hiện nay.
Vì trước khi thẩm định, cấp phép đầu tư các cơ quan đứng đầu như; Cục Điện lực, Cục Điều tiết điện lực (A0), EVN, Sở Công thương các tỉnh phải nắm được dự kiến công suất hiện có, để đảm bảo công suất truyền tải. Không thể tình trạng đầu tư tràn lan dẫn đến hệ luỵ phải cắt giảm công suất, gây thiệt hại về kinh tế, lãng phí nguồn lực của xã hội" - đại diện một doanh nghiệp nói.
Bên cạnh đó, từ bản Dự thảo Quy hoạch Điện VIII các nhà đầu tư khuyến nghị cần xem lại tính khả thi và phù hợp của kế hoạch tiếp tục phát triển nhà máy nhiệt điện than mới. Bởi vận hành nhà máy nhiệt điện sẽ rất khó khăn trong công tác tiếp cận vốn, điều này đã diễn ra trong những năm gần đây dẫn đến hàng loạt dự án chậm tiến độ, chỉ đạt khoảng 57,6% theo quy hoạch.
Góp ý về Dự thảo Quy hoạch điện VIII, các chủ đầu tư cho rằng, cần khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời là hướng đi đúng đắn, vì năng lượng mặt trời phân tán tốt, đáp ứng phụ tải tại chỗ.
Để đảm bảo nguồn điện từ năng lượng tái tạo phát triển bền vững, các Bộ ngành cần có thêm phương pháp kiểm soát, thanh tra, báo cáo cập nhật kịp thời về công suất để đánh giá về phụ tải và công suất truyền tải của hệ thống lưới điện từng địa phương. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động trong chiến lược phát triển dự án mà còn đảm bảo được sự cạnh tranh trong môi trường đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
Giảm giá điện mặt trời áp mái: Vẫn đảm bảo lợi ích nhà đầu tư
11:00, 14/03/2021
Dự kiến giảm giá 30%, điện mặt trời áp mái còn thu hút nhà đầu tư?
05:00, 11/03/2021
Điện mặt trời kêu cứu vì... “thừa điện”
11:00, 25/02/2021
Xử lý nghiêm sai phạm trong phát triển điện mặt trời
23:55, 18/02/2021
Rà soát, thanh tra về điện mặt trời mái nhà
11:00, 18/02/2021
Điện mặt trời miền Nam vượt mặt thủy điện lớn nhất miền Bắc
17:45, 18/01/2021
Thời hạn giá FiT lộ rõ nhược điểm của quy hoạch điện mặt trời
05:00, 15/01/2021