Hải Dương siết chặt quản lý tài nguyên khoáng sản

MINH HUỆ 02/07/2023 00:06

Nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, thời gian qua, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Hải Dương ngày càng chặt chẽ.

>>>Hải Dương: Thu hút đầu tư FDI có chọn lọc

Siết chặt...

Nhiều năm trước đây, công tác quản lý khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Hải Dương chưa ban hành được phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tình trạng vi phạm tại các mỏ khoáng sản đã được cấp giấy phép khai thác và khai thác khoáng sản không có giấy phép diễn biến phức tạp, trong khi việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm chưa kịp thời.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường: Trước thực trạng này, năm 2019, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định về việc “Phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Trong đó cấm hoạt động khoáng sản tại 1.339 khu vực và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản tại 2 khu vực.

Công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ngày càng được quan tâm, chỉ đạo sát sao. Trong ảnh: Mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng của Công ty TNHH một thành viên Xi măng Vicem Hoàng Thạch tại thị xã Kinh Môn (ảnh báo Hải Dương)

Công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ngày càng được quan tâm, chỉ đạo sát sao. Trong ảnh: Mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng của Công ty TNHH một thành viên Xi măng Vicem Hoàng Thạch tại thị xã Kinh Môn (ảnh báo Hải Dương)

Sở đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 15.11.2021 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 15.8.2022 về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10.2.2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch để triển khai thực hiện chỉ thị và chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong đó có giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản nhằm chống thất thu thuế.

Năm 2023, sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Đề xuất UBND tỉnh tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2023 đối với 5 khu vực đất đồi san lấp, vật liệu xây dựng thông thường.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường: Ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, góp phần sử dụng và bảo đảm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục rà soát lại các quy hoạch khoáng sản trên địa bàn tỉnh để tham mưu UBND tỉnh thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản; phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm.

Xác định vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản (TNKS) nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, những năm qua, hoạt động quản lý TNKS trên địa bàn tỉnh tiếp tục được tăng cường, đạt được nhiều kết quả tích cực. (ảnh minh họa)

Xác định vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản (TNKS) nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững, những năm qua, hoạt động quản lý TNKS trên địa bàn tỉnh tiếp tục được tăng cường, đạt được nhiều kết quả tích cực. (ảnh minh họa)

...đến quản lý tài nguyên

Được biết, đến nay tỉnh Hải Dương đã thực hiện đấu giá thành công 2 khu vực và đang triển khai thực hiện đấu giá đối với 3 khu vực còn lại. Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành xây dựng bản đồ số các khu vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh, tập trung số hóa hồ sơ khoáng sản đang lưu giữ...

Bà Ngô Thị Thảo - Trưởng Phòng Tài nguyên khoáng sản, nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ngày càng được quan tâm, chỉ đạo sát sao, góp phần chấn chỉnh và đưa hoạt động khai thác khoáng sản của tỉnh đi vào nền nếp, giải quyết được các tồn tại trước đây. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không phát sinh việc khai thác khoáng sản trái phép tại các mỏ.

Theo lãnh đạo huyện Kinh Môn: So với những địa phương khác, Kinh Môn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều loại khoáng sản như đá, đất cao lanh, đá phiến sét... Những năm trước đây, việc quản lý khoáng sản ở đây có lúc chưa tốt; doanh nghiệp khai thác nhưng không có giấy phép, khai thác quá giấy phép hoặc khai thác xong nhưng không hoàn thổ... Để khắc phục tình trạng đó, thị xã Kinh Môn đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh thực hiện nhiều biện pháp quản lý.

Được sự đôn đốc, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty CP RedstarCare đã hoàn thành việc đóng cửa mỏ khoáng sản đất sét chịu lửa và đất sét trắng tại mỏ Trúc Thôn thuộc phường Cộng Hòap/(ảnh báo Hải Dương)

Được sự đôn đốc, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty CP RedstarCare đã hoàn thành việc đóng cửa mỏ khoáng sản đất sét chịu lửa và đất sét trắng tại mỏ Trúc Thôn thuộc phường Cộng Hòa (ảnh báo Hải Dương)

Ông Nguyễn Văn Đảo, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Kinh Môn cho biết hằng năm, phòng đều quan tâm tuyên truyền, phổ biến các quy định về khai thác khoáng sản; phối hợp kiểm tra giấy phép hoạt động của các đơn vị; cử cán bộ kiểm tra thực địa để phát hiện vi phạm. Khi người dân, tổ chức có ý kiến về khai thác khoáng sản không đúng quy định, thị xã đều trực tiếp giải quyết hoặc đề nghị các đơn vị liên quan kịp thời giải quyết các vướng mắc.

Ý thức thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đã có những chuyển biến rõ rệt. Theo Công ty CP Khai thác, chế biến khoáng sản Hải Dương cho biết: "Trước đây Doanh nghiệp được khai thác khoáng sản tại các mỏ Tân Sơn, Hàm Long, Phúc Sơn, Áng Dâu, Áng Rong, Áng Bắc và Bắc Tân Sơn. Sau khi hết hạn công ty đã làm thủ tục đóng cửa 5 mỏ do hết thời hạn và hết trữ lượng được phép khai thác. Trong quá trình khai thác, công ty luôn tuân thủ nghiêm các quy định về quản lý khoáng sản, khai thác đúng trữ lượng được cấp phép, đúng thời gian, bảo vệ môi trường, an toàn lao động. Với những mỏ khai thác xong, công ty đều hoàn thổ theo quy định".

Nhiều năm trước, Hải Dương không giải quyết được thực trạng tồn tại nhiều giấy phép đã hết hạn mà chủ giấy phép chưa hoàn thổ, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ theo quy định.

Tuy nhiên, đến nay đã có 44 trong tổng số 50 mỏ đã và đang thực hiện việc đóng cửa mỏ, trong đó có 22 mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ hoặc quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, 16 mỏ đang được thẩm định hồ sơ đóng cửa mỏ, 6 mỏ đang lập hồ sơ đóng cửa mỏ. Số lượng còn lại đang được Sở Tài nguyên và Môi trường tích cực đôn đốc. 

Ông Đặng Văn Việt - Tổng Giám đốc Công ty CP RedstarCare ở phường Cộng Hòa (Chí Linh) cho biết, tháng 4 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có quyết định về việc đóng cửa mỏ khoáng sản công ty đang khai thác với diện tích 39 ha. Với sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, công ty đã lập đề án đóng cửa mỏ, hoàn thiện các thủ tục để đóng cửa mỏ khoáng sản đất sét chịu lửa và đất sét trắng, hoàn thổ, trồng cây xanh tại mỏ Trúc Thôn thuộc phường Cộng Hòa. Việc đóng cửa mỏ khoáng sản nhằm bảo vệ tài nguyên, khoáng sản thuộc phần diện tích chưa khai thác, đồng thời thanh lý tài nguyên thuộc phần diện tích đã khai thác hết trữ lượng và bàn giao đất cho chính quyền địa phương quản lý theo quy định của pháp luật.

Năm 2023, sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Đề xuất UBND tỉnh tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2023 đối với 5 khu vực đất đồi san lấp, vật liệu xây dựng thông thường (ảnh minh họa)

Năm 2023, sở TNMT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. Đề xuất UBND tỉnh tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2023 đối với 5 khu vực đất đồi san lấp, vật liệu xây dựng thông thường (ảnh minh họa)

Thời gian qua, công tác quản lý TNKS trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp và chặt chẽ hơn. Việc sử dụng nguồn TNKS ngày càng hợp lý, hiệu quả, đã góp phần tích cực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhiều chủ trương, chính sách về quản lý, sử dụng TNKS được ban hành và tổ chức thực hiện tốt. Các biện pháp quản lý, sử dụng được siết chặt với phương châm kiên quyết xử lý nghiêm mọi vi phạm. Sở đã tham mưu ban hành quy hoạch thăm dò, khai thác cát lòng sông, ven biển; quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng ven sông; quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác cát trên các tuyến sông giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định pháp luật về TNKS nhằm hạn chế các vi phạm về khai thác khoáng sản, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ nguồn TNKS trên địa bàn; gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý, khai thác khoáng sản tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Thu hút đầu tư FDI có chọn lọc

    Hải Dương: Thu hút đầu tư FDI có chọn lọc

    02:13, 28/06/2023

  • Hải Dương: Khu công nghiệp Cộng Hòa dọn tổ đón “đại bàng”

    Hải Dương: Khu công nghiệp Cộng Hòa dọn tổ đón “đại bàng”

    02:23, 27/06/2023

  • Nhà ở xã hội Hải Dương: Cung chưa đủ cầu

    Nhà ở xã hội Hải Dương: Cung chưa đủ cầu

    11:34, 25/06/2023

MINH HUỆ