Giao dịch tài chính mùa cúm corona (Kỳ II): Ngân hàng và Fintech rộng đường đua?
Việc sợ lây nhiễm dịch cúm Corona khi giao dịch tiền mặt được kỳ vọng sẽ làm thay đổi nhận thức của người dân về thanh toán số.
Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt mục tiêu: phấn đấu đến cuối 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%; và đến cuối năm 2025 ở mức dưới 8%.
“Vùng trũng” thanh toán phi tiền mặt
Theo thống kê của NHNN, đến cuối tháng 9/2019, Việt Nam đã có số lượng thẻ lưu hành rất lớn với trên 96,4 triệu thẻ, từ 56 tổ chức phát hành với rất nhiều thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó thẻ ghi nợ nội địa vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo trên 90% tổng lượng thẻ lưu hành. Nếu tính bình quân trên đầu người của quy mô dân số cơ bản thì số lượng thẻ lưu hành gần tương đương 1 người/ thẻ.
Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán thẻ và các phương thức hiện đại, cùng sự phát triển của các mô hình kinh tế chia sẻ, đặc biệt ở lĩnh vực vận tải và ăn uống (với các mô hình Grab, Go Việt, Fast Go, Be trong vận tải và Grab Food, Now, Foody, Go Việt, Baemin… trong giao hàng ăn uống) cũng khiến Việt Nam trở thành vũng trũng thu hút ngày càng nhiều các nhà phát triển, các Fintech tham gia thị trường trung gian thanh toán.
Cũng theo thống kê của NHNN, năm 2019, toàn thị trường có 27 công ty trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử được cấp phép nhưng có tới 90% thị phần (cả số lượng lẫn giá trị giao dịch) đều nằm trong 5 công ty trung gian thanh toán lớn, như NAPAS, ONEPAY, VNPAY, MOMO và MOCA.
Có thể nói thị trường thanh toán số “xôm tụ” là vậy, nhưng thực tế tỷ lệ giao dịch tiền mặt vẫn đang chiếm 90% giao dịch của toàn Việt Nam. Và ngay cả khi thói quen người dùng cũng được thay đổi để phòng chống dịch Corona, thì trong ngắn hạn, việc phát triển thanh toán số cũng không hẳn có thể có đột biến.
Có thể bạn quan tâm
Giao dịch tài chính mùa cúm Corona (Kỳ I): Người dân tự nguyện chọn thanh toán số
16:23, 06/02/2020
Sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về quy định thanh toán phi tiền mặt
06:16, 23/08/2019
Những thách thức trong thanh toán phi tiền mặt
11:00, 31/05/2019
Thách thức thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam
06:06, 16/01/2019
“Điểm kích phát” tương lai
Theo ông Nguyễn Bách Việt, Phụ trách Microtec Việt Nam tại TP. HCM và Campuchia, trước hết phải nói rằng dịch Corona khiến người dân hạn chế giao dịch tiền mặt, là một trong những yếu tố khiến giao dịch thương mại điện tử và thanh toán số đã và đang tăng nhanh hơn. Tuy chưa có thống kê chi tiết nhưng theo quan sát chung, hiện tượng này cũng chưa thể tạo nên một đột biến lớn trong giao dịch phi tiền mặt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này.
Thứ nhất, muốn thực hiện thanh toán số phải có tài khoản ngân hàng, nhưng theo thống kê của NHNN, hiện chỉ có khoảng 30% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng. Trong khi đó, 70% dân số tại các khu vực vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Do đó, giao dịch thanh toán số chỉ tăng cục bộ tại các khu vực thành thị.
Thứ hai, để phi tiền mặt hóa các giao dịch, ngoài người dân – chủ thể chủ động của thanh toán, thì các bên cung cấp dịch vụ thanh toán và các bên có hàng hóa được thanh toán phải có sự kết nối với nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có hệ sinh thái thanh toán điện tử hoàn chỉnh.
Mặc dù vậy, ông Nguyễn Bách Việt vẫn kỳ vọng dịch Corona có thể là điểm kích phát để thanh toán không chạm phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Đây sẽ là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp cung cấp các giải pháp có liên quan đến thanh toán số.n