Cuộc đua CBDC sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường tài chính toàn cầu?
Theo khảo sát của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vào đầu năm 2019, chỉ 70% Ngân hàng Trung ương trên thế giới nghiên cứu tiềm năng phát hành đồng kỹ thuật số (CBDC).
Đến nay, qua số liệu báo cáo gần đây của BIS, 80% Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã và đang bắt đầu tích cực nghiên cứu, học tập, thử nghiệm việc áp dụng CBDC.
Thực tế cho thấy, Ngân hàng Trung ương ở các nền kinh tế mới nổi đang tiến tới phát hành CBDC nhanh hơn so với các nước phát triển - vốn đang tuân theo lập trường thận trọng.
Điển hình như Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang thảo luận về việc khởi động giai đoạn xem xét đối với đồng Euro kỹ thuật số vào năm tới và việc tung ra đồng Euro kỹ thuật số sẽ là kế hoạch trong ít nhất 5 năm. Tại Canada, theo ông Timothy Lane, Phó thống đốc Ngân hàng Canada cho biết, quốc gia này cũng đang phát triển CBDC với “tốc độ tăng tốc ”.
Ngược lại, tình hình hoàn toàn khác đối với các nền kinh tế lớn trên thế giới như Hoa Kỳ và Trung Quốc - những nước có sự cạnh tranh về công nghệ đã dẫn đến cuộc “chiến tranh lạnh kỹ thuật số”. Trong đó, dự án nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc (DCEP) đã có lịch sử nhiều năm và cũng đạt được những tiến bộ nhất định trong năm 2020, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế. Về phía Mỹ, để cạnh tranh với đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số, ngay sau đó cũng phát hành sách trắng về dự án Đô la kỹ thuật số.
Theo các chuyên gia fintech, cuộc cạnh tranh công nghệ giữa hai nước thậm chí đã được đưa lên Thượng viện Hoa Kỳ. Một số người còn cho rằng cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ có ý nghĩa phần nào đối với việc xác lập vai trò lãnh đạo CBDC.
Mặc dù vậy, liệu việc Trung Quốc trở thành người đầu tiên tung ra CBDC có đủ để giành được vị thế tiền tệ dự trữ toàn cầu hay không vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Quan trọng nhất, Trung Quốc không có ý định thay thế đồng Đô la Mỹ bằng đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số và những nỗ lực hợp tác giữa hai cường quốc về phát triển CBDC có thể thực sự là lựa chọn tốt nhất cho thế giới.
Bên cạnh nhiều lý do cho sự phát triển CBDC nhanh chóng như vậy trên toàn thế giới, còn có tác động bởi đại dịch COVID-19. Nhiều chuyên gia và tổ chức ngân hàng cho rằng đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự phát triển công nghệ của nhân loại trong ít nhất 20 năm tới. Theo đó, CBDC bắt đầu được coi là một công cụ thích hợp để sửa chữa hệ thống tài chính như cải thiện tài khoản ngân hàng, thay đổi hoàn toàn nền tài chính truyền thống, định hình lại nền kinh tế thế giới, thay đổi quan niệm về tiền và cách sử dụng phi tiền mặt...
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ, ông Heath Tarbert, người tuyên bố sẽ rời CFTC vào đầu năm nay, nhận xét: "Chúng ta đã chứng kiến nhiều quốc gia chạm tới CBDC vào năm 2020. Động lực thúc đẩy điều này chính là đại dịch COVID-19. Qua đó, chúng ta cũng đã thấy cách CBDC hỗ trợ các khoản thanh toán của Chính phủ cho những cá nhân không thể tiếp cận chúng do đại dịch. Vì vậy, nhiều quốc gia khác sẽ xem xét những gì đã học được trong đại dịch này và xác định cách tiến lên với đồng CBDC của chính họ".
Còn theo ông Brian Brooks, Quyền kiểm soát tiền tệ của Văn phòng kiểm soát tiền tệ của Hoa Kỳ cho rằng, các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương là một trong những chủ đề quan trọng nhất đang được thảo luận ngay bây giờ. Câu hỏi tại thời điểm này không phải là liệu có thực hiện được việc số hóa Đồng đô la và các loại tiền tệ fiat khác hay không, mà Hoa Kỳ có chiến thắng khi giải phóng sức mạnh của khu vực tư nhân năng động, sáng tạo của mình, trong khi Chính phủ đặt ra các quy tắc thay vì xây dựng sản phẩm ?
“Dùthế nào đi nữa, trước sự tập trung cao độ của các quốc gia khác trong lĩnh vực này, vì vai trò quan trọng của đồng Đô la Mỹ, Hoa Kỳ cầntiến bướcmạnh mẽ trên lĩnh vực này” ông Brian nhấn mạnh.
Ở một góc nhìn khác, ông James Butterfill, chiến lược gia đầu tư tại CoinShares đưa ra quan điểm rằng, CBDC rất khó có khả năng thay thế các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin, do sự khác biệt vốn có của chúng, chủ yếu với việc sau này là sổ cái phân tán và các hệ thống ngang hàng. Cụ thể, Bitcoin có một chính sách tiền tệ được xác định trước, mà nguồn cung không thể thay đổi, khiến nó trở nên hấp dẫn hơn nhiều như một kho lưu trữ giá trị không có chủ quyền so với CBDC - vốn sẽ được thiết kế để sao chép tiền tệ fiat của ngân hàng Trung ương tương ứng.
“Khái niệm về tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng Trung ương đã thu hút sự chú ý đáng kể từ các ngân hàng Trung ương trong nửa cuối năm 2020. Khả năng sẽ có sự cường điệu cũng như nhầm lẫn gia tăng vào năm 2021 vàcó những thách thức đáng kể cầnvượt qua”, ông James Butterfill quan ngại.
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương ban hành CBDC sẽ phải đảm bảo việc thực hiện chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố cũng như đáp ứng các yêu cầu chính sách công về các chế độ giám sát và thuế khác. Nếu một ngân hàng Trung ương trở thành nhà cung cấp ví, nó có nguy cơ làm rỗng các ngân hàng thương mại, tước đi nguồn tài trợ rẻ và ổn định như tiền gửi bán lẻ. Trong giai đoạn khủng hoảng, điều này có thể dẫn đến việc các ngân hàng yếu hơn phải chạy đua vì khách hàng thích sự an toàn của ví tiền được ngân hàng Trung ương hậu thuẫn.
Có thể bạn quan tâm
Bitcoin lên 40.000 USD, giới đầu tư cần chú ý những gì?
05:05, 11/01/2021
Tỷ phú công nghệ nói về Bitcoin: Kẻ khen nức nở, người chê vô giá trị
14:55, 06/01/2021
JPMorgan: Bitcoin có thể tăng lên 146.000 USD trong tương lai
11:00, 06/01/2021
Bitcoin biến động bất thường chỉ trong 24 giờ
11:34, 05/01/2021
Bitcoin vượt mốc 34.000 USD/BTC
12:49, 03/01/2021
Bitcoin – “Phiên bản vàng 2.0” năm 2020
04:40, 30/12/2020