Cảnh báo lừa đảo khi đào tiền ảo Pi Network
Theo TS. Đặng Minh Tuấn, sau khi tìm hiểu, cài app, đọc white paper (sách trắng) thì có thể nói, Pi Network có rất nhiều dấu hiệu là một dự án scam, lừa đảo...
Thời gian gần đây, cộng đồng mạng không khỏi xôn xao trước thông tin về Pi Network - được giới thiệu là đồng tiền ảo có thể “đào” trên điện thoại. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia công nghệ đều đồng loạt lên tiếng cảnh báo, đây thực chất chỉ là một trò lừa đảo không hơn không kém.
Đường đi của Pi
Pi Network ra mắt vào đầu năm 2019 và tập trung vào khả năng tiếp cận, cung cấp giao diện người dùng hướng tới điện thoại thông minh với cơ chế xác thực sổ cái “vòng tròn tin tưởng”. Thay vì khai thác thông qua một thuật toán chuyên sâu về máy tính, sổ cái của Pi được bảo mật bởi một hệ thống trong đó người dùng xác nhận độ tin cậy của nhau. Cách tiếp cận này cho phép người dùng đóng góp vào việc khai thác tiền điện tử trực tiếp từ điện thoại của họ bằng cách tận dụng các kết nối xã hội hiện có.
Tuy nhiên, người dùng không thể chỉ tải xuống ứng dụng và tham gia Pi Network của riêng mình. Để tham gia mạng, người dùng cần có mã mời từ một người nào đó đã tham gia trước đó và tạo mã của riêng mình.
Rủi ro nào từ Pi?
Theo TS. Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ CMC (CIST), có nhiều người đặt ra câu hỏi, đào Pi có thành vàng như Bitcoin được không? Trước khi trả lời câu hỏi người tham gia vào mạng lưới Pi sẽ được gì, chúng ta cần nhìn nhận, người dùng mất gì trước tiên.
Thứ nhất, người dùng chắc chắn mất thông tin cá nhân, từ họ tên, số điện thoại hoặc facebook ID... đến thông tin xác thực eKYC.
Thứ hai, app yêu cầu nhiều quyền can thiệp vào máy dẫn đến người dùng có thể mất thêm thông tin khác trong máy. Bên cạnh việc mất thời gian, mất tài nguyên của điện thoại, mỗi người tham gia còn phải “lôi kéo” người khác vào cái gọi là "vòng tròn tin tưởng" khá giống mô hình đa cấp.
“Đến thời điểm hiện tại chưa có giao dịch nào được thực hiện, trong khi đào là một quá trình để xác thực các giao dịch, mà chưa có ledger/blockchain, chưa có giao dịch, vậy đào Pi có tác dụng gì? Ngay cả xác thực dựa trên "vòng tròn tin tưởng" của Pi cũng là một khái niệm mơ hồ, không có bảo đảm toán học cho nó”, TS. Đặng Minh Tuấn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Lừa đảo “tiền ảo” tung hoành
16:45, 25/02/2021
Bộ trưởng Tài chính Mỹ đánh giá thấp Bitcoin, tiền ảo lập tức lao dốc
10:16, 24/02/2021
Gấp rút khung pháp lý cho tiền ảo
10:30, 15/02/2021
Bitcoin và tiền ảo có thể thay thế vàng?
06:00, 01/02/2021
Lần đầu tiên trong lịch sử, vốn hóa thị trường tiền ảo lên 1.000 tỷ USD
05:55, 08/01/2021