Thanh toán điện tử Đông Nam Á sẽ theo mô hình của Ấn Độ
Đây là nhận định và dự báo về xu thế phát triển thanh toán điện tử tại Đông Nam Á, của Aung Kyaw Moe, nhà sáng lập kiêm CEO của nền tảng thanh toán 2C2P (Singapore).
>>> Hạ tầng thanh toán số tại Việt Nam đã sẵn sàng
Theo số liệu thống kê, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á dự kiến sẽ đón nhận thêm 189 triệu người dùng mới vào năm 2025, tăng 85% so với 2020. Bước phát triển này là động thực thúc đẩy những thay đổi quan trọng trong nhiều ngành nghề của hệ sinh thái kỹ thuật số, bao gồm cả dịch vụ thanh toán. Việt Nam, Indonesia và Thái Lan được cho là sẽ dẫn đầu khu vực trong lĩnh vực này.
Với tư cách là chuyên gia trong ngành, Aung Kyaw Moe (AKM) đã có những chia sẻ chân thật về bức tranh thị trường dịch vụ thanh toán tại Đông Nam Á hiện nay và trong tương lai.
Dịch vụ thanh toán vẫn sẽ phát triển dù đại dịch có xảy ra hay không
Theo AKM, mỗi quốc gia sẽ có mốc thời gian khác nhau khi phát triển các dịch vụ thanh toán, nhưng hướng phát triển đều giống nhau.
Chẳng hạn, Thái Lan, Singapore, Malaysia đã triển khai những hệ thống thanh toán thời gian thực như PromptPay, PayNow hoặc DuitNow. Còn các nước khác như Philippines, Indonesia, Việt Nam cũng đang làm theo.
Thói quen của cả người tiêu dùng lẫn người bán đang thay đổi. Họ đã chuyển sang thanh toán điện tử hay vì tiền mặt. Hiện tại, các ví điện tử và những công ty công nghệ như Grab, Line, v.v. cũng đang cạnh tranh tại thị trường màu mỡ này.
[ "Kỳ lân" VNPay và cuộc đua thanh toán điện tử ]
Sự phát triển dịch vụ thanh toán của Đông Nam Á sẽ giống mô hình ở Ấn Độ
Theo AKW, sự phát triển của dịch vụ thanh toán tại Đông Nam Á sẽ không giống Hoa Kỳ, Trung Quốc, châu Âu mà sẽ giống mô hình tại Ấn Độ nhiều hơn. Trong đó, tất cả những ngân hàng kỹ thuật số đều kết nối với giao diện thanh toán thống nhất (UPI).
Ngoài ra, mỗi quốc gia đều đã và đang xây dựng một hệ thống thanh toán riêng. Các nhà dịch vụ sẽ kết nối với hệ thống này, và các quốc gia sẽ kết nối với nhau. Do đó, Đông Nam Á sẽ không có một hệ sinh thái độc quyền như Alipay và WeChat Pay ở Trung Quốc, hay Visa và Mastercard ở Hoa Kỳ.
Thanh toán xuyên quốc gia vẫn cần thời gian để phát triển
Hiện tại thanh toán xuyên quốc gia tại Đông Nam Á vẫn còn những hạn chế nhất định. Các liên kết chuyển tiền xuyên biên giới chỉ giữa ngân hàng và ngân hàng, chưa phổ biến cho các giao dịch thương mại điện tử. Thậm chí nếu có thì số tiền chuyển khoản cũng chỉ ở mức giới hạn (chẳng hạn 800 USD giữa Singapore - Thái Lan).
Mua trước trả sau (BNPL) sẽ tiếp tục phát triển
BNPL chỉ mới xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng 5 năm trở lại đây, vẫn còn đang ở bước đầu phát triển. Thị trường sẽ nhanh chóng đón nhận nhiều sản phẩm BNPL hơn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng BNPL rất cao, thế nhưng chúng sẽ không chiếm phần trăm quá nhiều trong lượng truy cập thương mại điện tử trong tương lai.
Chuẩn bị cho công nghệ blockchain
Với những dự báo về sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Đông Nam Á, 2C2P tiếp tục tham vọng trở thành dịch vụ thanh toán hàng đầu cho người tiêu dùng và người bán trong khu vực. Đối với các dự án mới, 2C2P đã làm việc với công nghệ blockchain được 3 năm. AKM tin rằng blockchain là một công nghệ hấp dẫn và khách hàng sẽ rất hào hứng đón nhận.
Có thể bạn quan tâm