“Bùng nổ” xu hướng mua trước trả sau
Xu hướng mua trước trả sau (BNPL) đã và đang phát triển sôi động tại khu vực ASEAN, và các công ty Fintech Việt Nam cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội này.
Ví điện tử Việt bắt xu thế mua trước, trả sau
Theo báo cáo của Research & Markets, dịch vụ BNPL tại Việt Nam dự kiến tăng 71,5% mỗi năm và đạt 697,1 triệu USD năm 2021.
Tiềm năng tăng trưởng
Trong những năm gần đây, lĩnh vực Fintech Việt Nam đã thể hiện được tiềm năng lớn khi cùng với Singapore và Indonesia đóng góp lớn vào thị phần chung khu vực Đông Nam Á. Google cho biết, năm 2021 là năm nhảy vọt của thị trường Fintech Việt Nam khi nền kinh tế Internet đạt giá trị 21 tỷ USD, xếp thứ 70 trên bảng xếp hạng toàn cầu và đứng ở vị trí 14/50 khu vực Châu Á.
Đáng chú ý, thị trường Fintech Việt Nam đang ngày càng đa dạng với nhiều ngành nghề như ngân hàng số (digital bank), ví điện tử (E-wallet), mua trước trả sau (BNPL)… nhờ vào mức tăng trưởng khủng của số lượng các start-up Fintech mới, đạt mốc 215% trong giai đoạn từ 2015-2020.
Tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ ngân hàng số, thanh toán số
Theo Findexable, ở mỗi quốc gia, Fintech lại tập trung vào các giải pháp khác nhau. Theo đó, Fintech ở các nước phát triển có xu hướng gia tăng tác động đến người dùng. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, Fintech có thể thay đổi cuộc sống và mở ra tiềm năng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Chẳng hạn như tại Việt Nam, Philippines, Indonesia,… nơi số lượng tài khoản ngân hàng còn ít thì việc phát triển các giải pháp thanh toán kỹ thuật số, BNPL là giải pháp pháp phù hợp đang được các Fintech chú trọng phát triển.
Đón đầu cơ hội
Ông Chu Tiến Vượng – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kết nối Tài chính Việt Nam (VNVON) đánh giá, theo báo cáo của Research & Markets, xu hướng BNPL chắc chắn sẽ phát triển sôi động hơn cả về người dùng lẫn các dịch vụ mới trong năm nay. Do đó, đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các hoạt động Fintech nở rộ.
Theo ông Chu Tiến Vượng, về bản chất, các dịch vụ Fintech trong lĩnh vực BNPL không có gì khác biệt so với dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng. Điều khác biệt ở đây chính là các công ty Fintech đã cũng dịch vụ đó nhưng bằng cách thức khác biệt mà có thể được gọi là “cho vay kỹ thuật số chuyên biệt” hay “cho vay theo hình thức kỹ thuật số”.
“Với cho vay theo hình thức kỹ thuật số, các công ty Fintech có thể cung cấp các phê duyệt trong vài giây và đóng khoản vay trong khoảng thời gian ngắn, tránh được tương tác vật lý và tạo ra niềm tin. Do đó, trong tương lai, lĩnh vực này sẽ có sự thay đổi thị phần lớn từ các ngân hàng truyền thống sang các công ty Fintech”, ông Chu Tiến Vượng nhận định.
Do đó, để đón đầu cơ hội, phát triển và mở rộng trong tương lai, các công ty Fintech cần biết tận dụng thế mạnh về ý tưởng và công nghệ của mình, kết hợp với kinh nghiệm, dữ liệu, mạng lưới khách hàng, nguồn vốn của các định chế tài chính truyền thống để đem đến cho người tiêu dùng các dịch vụ tài chính đa dạng, thuận lợi, thông minh, an toàn và tiết kiệm hơn.
“Ở các nước đang phát triển, Fintech cung cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ (MSME) khả năng tiếp cận với vốn lưu động mà họ thường không thể tiếp cận. Đây sẽ là điều mà các Fintech Việt Nam cần chú ý khi mở rộng quy mô”, ông Chu Tiến Vượng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm