Rủi ro từ stablecoin được cảnh báo gia tăng
Mặc dù không có dấu hiệu cho thấy các stablecoin lớn sẽ sụp đổ, nhưng nhiều nhà quản lý hiện đang lo lắng vì tác động của nó đối với thị trường tài chính truyền thống.
>>Thị trường tiền điện tử bất ngờ phát đi tín hiệu tích cực
Sự sụp đổ gần 1.400 tỷ USD của thị trường tiền điện tử vào năm 2022 đã không ảnh hưởng đến các tài sản truyền thống như cổ phiếu hoặc nền kinh tế thực. Nhưng GS. Eswar Prasad tại Đại học Cornell lại đưa ra cảnh báo rằng, sự thất bại của một stablecoin lớn có thể ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu Hoa Kỳ, đánh dấu một lĩnh vực mới tiềm năng mà các nhà đầu tư cần để mắt đến, khi sự lây lan tiếp tục lan rộng trong ngành.
Stablecoin là một loại tiền kỹ thuật số được chốt tỷ lệ 1:1 với một loại tiền tệ fiat như đô la Mỹ hoặc đồng Euro. Ví dụ như đồng Tehter (USDT), USD Coin (USDC), hay Binance USD (BUSD), - là ba stablecoin lớn nhất. Những loại tiền đó đã trở thành xương sống của nền kinh tế tiền điện tử, cho phép mọi người giao dịch mua bán các loại tiền điện tử khác nhau mà không cần phải chuyển đổi tiền của họ thành tiền pháp định.
Các nhà phát hành của những stablecoin này cũng cho biết, chúng được hỗ trợ bởi các tài sản thực như tiền tệ fiat hoặc trái phiếu, để người dùng có thể đổi mã thông báo của họ bằng tài sản thực.
Theo đó, đại diện Tether nói rằng, hơn 58% dự trữ của USDT được giữ trong tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ, chiếm khoảng 39,7 tỷ USD. Còn Circle, công ty đứng sau USDC có khoảng 12,7 tỷ USD và con số này ở Paxos - công ty phát hành BUSD là 6 tỷ USD. Tất cả những số liệu này được trích dẫn từ các báo cáo mới nhất của các công ty phát hành vào tháng 11/2022.
Trả lời CNBC tại Hội nghị Tài chính tiền điện tử ở Thụy Sĩ mới đây, GS. Eswar Prasad cho biết, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy các stablecoin lớn sụp đổ, nhưng nhiều nhà quản lý hiện đang lo lắng vì tác động của nó đối với thị trường tài chính truyền thống. Bởi vì tiềm năng của stablecoin - nơi mà một lượng lớn người dùng tìm cách đổi tiền kỹ thuật số của họ lấy tiền pháp định, đồng nghĩa với việc nhà phát hành phải bán bớt tài sản trong kho dự trữ của họ, thậm chí có thể gây ra đợt bán phá giá một lượng lớn trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
“Khi khối lượng lớn các khoản mua lại, ngay cả trong một thị trường có tính thanh khoản tốt thì vẫn có thể tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán cơ sở. Và xét tầm quan trọng của thị trường chứng khoán đối với hệ thống tài chính rộng lớn hơn ở Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng các nhà quản lý đang quan tâm đúng mức”, vị GS bình luận.
>>Điểm yếu của thị trường tiền điện tử: Stablecoin nhưng lại không “Stable”
Ngày càng có nhiều lời cảnh báo về tác động của stablecoin có thể gây ra đối với thị trường tài chính truyền thống. Nếu một đợt tháo chạy như vậy xảy ra khi tâm lý thị trường trái phiếu rất mong manh như ở Mỹ hiện tại thì có thể có hiệu ứng cấp số nhân do áp lực bán lớn đối với trái phiếu Kho bạc.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất nhiều lần vào năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục làn sóng này trong năm 2023 để kiềm chế lạm phát tràn lan. Thị trường trái phiếu Hoa Kỳ đã có một năm tồi tệ nhất được ghi nhận vào năm trước.
Trong khi đó, stablecoin chiếm khoảng 145 tỷ USD giá trị toàn thị trường tiền điện tử, vì vậy chúng rất quan trọng và đã có những thất bại đã xảy ra. Điển hình như trong năm 2022, đồng stablecoin TerraUSD đã sụp đổ. Nó được mệnh danh là một stablecoin thuật toán, vì nó duy trì tỷ giá 1:1 với đồng đô la Mỹ thông qua một thuật toán. Nó không được hỗ trợ đầy đủ bởi các tài sản thực thông qua trái phiếu như USDC, BUSD và USDT. Cho đến khi thuật toán không thành công thì terraUSD cũng chính thức sụp đổ, gây ra làn sóng chấn động khắp thị trường.
Nhà đầu tư mạo hiểm Bill Tai cho biết, ông không nghĩ rằng sẽ có sự sụp đổ của bất kỳ loại tiền ổn định lớn nào, nhưng việc xem xét kỹ lưỡng loại tiền này đã tăng lên vì lý do chính đáng.
“Tôi nghĩ giống như trong ngành tài chính truyền thống, nơi mọi người mất cảnh giác bởi sự lây lan tiềm ẩn bên trong thị trường cho vay dưới chuẩn xảy ra ở cuộc khủng hoảng tài chính lớn năm 2007-2008, có thể có một hoặc hai đòn bẩy đối với một số tài sản có ý định hỗ trợ stablecoin”, nhà đầu tư đã nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 12/1 vừa qua.
Ông ví sự bùng nổ của stablecoin như một sự kiện bất ngờ trong cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2007. Người cho vay đưa ra các khoản thế chấp cho những người vay có tín dụng kém, dẫn đến vỡ nợ và góp phần gây ra khủng hoảng tài chính lan rộng. Tương tự, nếu một trong số các đồng stablecoin giảm giá, thì sẽ kéo theo những đợt giảm giá khác.
Tuy nhiên, trong ngày 13/1, thị trường tiền điện tử lại có nhịp tăng tương đối mạnh ngay cả sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) buộc tội các công ty tiền điện tử Genesis và Gemini bán chứng khoán chưa đăng ký.
SEC cáo buộc Genesis đã cho người dùng Gemini vay tiền điện tử và gửi lại một phần lợi nhuận cho Gemini, công ty này đã khấu trừ phí đại lý và trả lại phần lợi nhuận còn lại cho người dùng.
Dữ liệu từ Coin Metrics cho thấy, Bitcoin được giao dịch cao hơn 4,81% ở mức 18.838 USD/BTC, trước đó trong ngày 12/1 BTC đã tăng vọt lên trên 19.000 USD - mức cao nhất trong hơn hai tháng trở lại đây. Còn Ethereum (ETH) tăng 1,67% lên mức 1.414 USD/ETH.
Ngoài ra, vốn hóa thị trường tiền điện tử toàn cầu đã tăng 2,87% trong 24 giờ qua và hiện được định giá 910 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm