Apple có thay đổi được cục diện “Mua trước trả sau”?
Apple vừa ra mắt dịch vụ “mua trước trả sau” trong bối cảnh loại dịch vụ này đang có dấu hiệu thoái trào.
>>>Apple âm thầm mua lại công ty khởi nghiệp WaveOne
>>>Apple tiếp tục đẩy nhanh việc rời Trung Quốc
Liệu sức mạnh của Apple có thay đổi được thị trường?
Sau nhiều lần trì hoãn, Apple đã cho ra mắt dịch vụ “tiêu trước trả tiền sau” (buy now, pay later - BNPL) cho những người dùng được lựa chọn ngẫu nhiên. Dịch vụ mua trước, trả sau này được Apple đưa vào bản cập nhật cho Apple Pay, cho phép người dùng mua hàng trực tuyến và trong ứng dụng thực hiện trên Iphone và Ipad. Những người sử dụng sản phẩm của Apple có thể thực hiện mua hàng trị giá từ 50 đến 1000 đô la Mỹ tại các shop trực tuyến chấp nhận hình thức thanh toán Apple Pay. Sau đó người dùng sẽ có 6 tuần để trả tiền, mỗi lần trả 25% giá trị sản phẩm.
Để bắt đầu với Apple Pay Later, người dùng có thể đăng ký khoản vay trong ứng dụng Wallet trên iOS. Sau đó, họ sẽ được nhắc nhập số tiền họ muốn vay và đồng ý với các điều khoản của Apple Pay Later.
Apple cho biết, việc rút “tín dụng mềm” sẽ được thực hiện trong quá trình đăng ký. Sau khi người dùng được chấp thuận tùy chọn “thanh toán sau” (Pay Later) sẽ xuất hiện khi thanh toán trực tuyến và trong các ứng dụng trên Iphone và Ipad. Đáng chú ý, Apple Pay Later không tính lãi và không tính phí.
Lịch sử các khoản thanh toán này sẽ được hiển thị trong Wallet, thông báo cho người dùng những khoản đến hạn trong khoảng thời gian 30 ngày.
Việc đánh giá tín dụng và cho vay đang được xử lý bởi Apple Financing, một công ty con của Apple. Công ty này sẽ gửi báo cáo các khoản vay của Apple Pay Later của người sử dụng từ khoảng Quý III năm nay cho các tổ chức tín dụng của Mỹ không khác gì việc vay tiền theo hình thức khác. Về phía người bán, Apple Pay Later được kích hoạt thông qua chương trình Trả góp Mastercard (Mastercard Installments Program), trong đó Goldman Sachs đóng vai trò là nhà phát hành thông tin xác thực thanh toán Mastercard.
Một mảng “khó nhằn”
Dịch vụ BNPL được dự đoán có thể đạt tới giá trị gần 40 tỷ USD vào năm 2030, theo Grand View Research.
>>>Thêm dấu hiệu cho sự dịch chuyển của Apple đến Việt Nam
Dù vậy mảng này được các chuyên gia coi là “khó nhằn” với hàng loạt các đối thủ có dịch vụ BNPL như Paypal, Afirm, Klarna, Sezzle, v.v.. Một yếu tố “khó nhằn” khác là mức độ rủi ro cao cho dù nhu cầu sử dụng của người dùng cũng rất cao. Ví dụ như ở Mỹ, Accenture ước tính rằng số lượng người dùng BNPL ở Hoa Kỳ đã đạt 45 triệu vào năm 2021. Theo một cuộc khảo sát khác, hơn 51% người Mỹ nói rằng họ đã thử dịch vụ BNPL kể từ tháng 3 năm 2021.
Nhưng có đến một phần ba số người ở Mỹ được hỏi đã nói họ đã chậm thanh toán các gói BPNL này theo một khảo sát vào năm 2022 của Credit Karma. Các cơ quan quản lý của Mỹ cũng đánh giá BNPL là một mô hình kinh doanh chứa đầy rủi ro và họ phải giám sát chặt chẽ mô hình này.
Những công ty đã gia nhập thị trường này trước đây như Klarna của Thụy Điển, khởi nghiệp fintech có giá trị nhất Châu Âu với mức định giá 45,6 tỷ USD. Hay như Block (trước đó là Square) đã mua một công ty BNPL của Úc có tên Afterpay với giá lên tới 30 tỷ USD nhưng nhanh chóng trở nên mất giá sau thời gian ngắn bởi kinh doanh khó khăn, dịch bệnh, lãi suất cao hay sự siết chặt của các cơ quan quản lý vì lo ngại các hoạt động cho vay trục lợi. Định giá của Klarma đã giảm tới 85% xuống chỉ còn 6,7 tỷ USD vào tháng 7/2022. Còn Block thì mới đây bị cáo buộc sai lầm khi mua Afterpay.
Cơ hội khác?
Có lẽ Apple đã thấy một cơ hội khác cho dịch vụ này của họ ngay cả khi các công ty BNPL khác đang thua lỗ và chật vật.
Đó có thể là một cuộc chơi lâu dài với Apple và mục tiêu cuối cùng có thể là chiếc iPhone sẽ thay thế hoàn toàn những chiếc ví da, những tờ tiền cotton hay polymer.
Điều này rất có cơ sở. Trước đây, khi Apple Pay mới ra mắt, chỉ 3% nhà bán lẻ ở Mỹ chấp nhận dịch vụ thanh toán không tiếp xúc này. Nhưng giờ đây, có tới 85% nhà bán lẻ chấp nhận Apple Pay.
Tiện lợi như thế, nên khi dùng các sản phẩm của Apple, người dùng sẽ có đầy đủ cả hệ sinh thái trong đó. Từ đó, Apple sẽ hút thêm được nhiều khách hàng, bán được thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ. Dù thế nào, lợi ích của BNPL của Apple chắc chắn sẽ không ở hiện tại mà sẽ đến trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm