Tổ hợp tín dụng hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn: Bao giờ?

DIỄM NGỌC 23/03/2021 06:15

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải có một phương án quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn để trong xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Để đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam đang nỗ lực vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình đã bị đình trệ trong thời gian dài.

ại Việt Nam đang căng mình vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình đã bị đình trệ trong thời gian dài

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang căng mình vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình đã bị đình trệ trong thời gian dài

Theo đó, một doanh nghiệp cơ điện chuyên cung cấp dây chuyền sản xuất cho các công ty nước giải khát cho biết, bình thường, doanh thu hằng năm của đơn vị đạt hơn 1.000 tỷ đồng, nhưng năm 2020 đã sụt giảm hơn 70% còn gần 300 tỷ đồng. Dù vậy, phía doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì số lượng lao động, đồng thời nghiên cứu, tìm hướng chế tạo các sản phẩm công nghệ khác, đáp ứng nhiều lĩnh vực và hướng tới xuất khẩu.

Tuy nhiên, khó khăn vẫn hiện hữu và đòi hỏi những nỗ lực gấp đôi, gấp ba cho sự phục hồi cũng như cần các cơ chế, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Một mặt đối phó với tác động của dịch bệnh, mặt khác các doanh nghiệp sản xuất còn phải đối diện với khó khăn do tăng giá nguyên liệu, phí logistics, trong khi thiếu hụt nguồn lao động và thị trường...

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Thương mại và Sản xuất Thuận Phúc, bà Vương Thị Thu Luyến chia sẻ với báo chí, hiện giá dịch vụ logistics tăng mạnh, tới 300% so với trước. Hàng hóa đơn vị sản xuất ra không có công-ten-nơ để đưa hàng đi. Ngoài ra, giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhất là giá sắt, thép đã tăng hơn 40% so với quý 3/2020. Tính thanh khoản giữa các doanh nghiệp với nhau cũng chậm, tác động đến tình hình tài chính, luân chuyển vốn của doanh nghiệp.

Trước tình hình này, các doanh nghiệp cũng kiến nghị, do doanh thu năm 2020 sụt giảm nghiêm trọng, cho nên các doanh nghiệp cần các giải pháp, chính sách hỗ trợ về tài chính như giảm lãi suất, kéo dài thời hạn cho vay; gia hạn thời gian nộp, miễn giảm một số loại thuế, bảo hiểm xã hội, không tính lãi đối với các khoản thuế và bảo hiểm nộp chậm trong quý 1 và quý 2/2021 đối với doanh nghiệp.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng cho biết, nền kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục bị tác động bởi dịch bệnh trong năm nay qua các lần bùng phát mới đây. Đặc biệt là các DNNVV thuộc những nhóm ngành như sản xuất, du lịch, dịch vụ, khách sạn nghỉ dưỡng, bán lẻ... Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn tại ngân hàng.

Việc khó tiếp cận này đến từ cả hai phía, một mặt vì doanh nghiệp suy yếu, sức khoẻ tài chính không đủ để đáp ứng tiêu chuẩn cho vay. Trong khi Ngân hàng Nhà nước cũng đã quy định, các ngân hàng không được phép cho vay dưới chuẩn để đảm bảo an toàn. Như vậy, về phía ngân hàng cũng rất sợ có nợ xấu, nên sẽ ngần ngại và chần chừ cho các đối tượng đang suy yếu, nếu đó không phải là khách hàng thân thiết. Chính vì thế mà lượng thanh khoản của ngân hàng rất dồi dào nhưng doanh nghiệp thì vẫn không có cách nào với tới.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng

Năm 2020, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, ngay cả các ngân hàng cũng đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi, nhưng hiệu quả vẫn còn những hạn chế nhất định.

Đề xuất giải pháp, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải có một phương án quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn để giải quyết vấn đề này. Không những xây dựng các gói hỗ trợ mà phải thành lập một cơ chế riêng để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Tôi đề nghị cơ chế đó là Ngân hàng Nhà nước đứng ra chủ trì để xây dựng một tổ hợp tín dụng gồm nhiều ngân hàng chung tay và chia tỷ trọng để góp vốn. Hạn mức cho tổ hợp này cần khoảng 300.000 tỷ đồng để vận hành.

Để các DNNVV đáp ứng được tiêu chí, điều kiện vay vốn thì tổ hợp tín dụng này phải có một ngân hàng được bầu chọn để điều hành dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, đưa ra những quy trình những quy chế, điều kiện cho vay, đối tượng được vay, với lãi suất bao nhiêu và thời hạn bao lâu”, TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích.

Giải pháp cho vay mà TS. Nguyễn Trí Hiếu muốn hướng tới, đó là tổ hợp tín dụng đó nên cho vay theo cách như sau: 2 năm đầu cho các doanh nghiệp vay theo hình thức tuần hoàn, vay- trả dưới một hạn mức nhất định. Đến cuối năm thứ hai, khi có dư nợ và dư nợ đó sẽ được trả góp trong 3 năm tiếp theo.

Với phương pháp này, thì lãi suất cũng phải rất hạ bằng cách các ngân hàng sử dụng các tài khoản vãng lai và tài khoản không kỳ hạn (CASA) để đóng góp vào tổ hợp cho vay, đâu đó ở mức lãi suất từ 3-5%.

Tuy nhiên, để các ngân hàng có thể mạnh tay hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn, bao gồm cả những doanh nghiệp có năng lực tài chính suy yếu thì Chính phủ nên phát triển quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia, bảo lãnh cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, đây là một chương trình cần có hai cấu phần chính, đó là tổ hợp tín dụng của các ngân hàng tham gia và quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia. Hai cấu phần này kết hợp được với nhau, đảm bảo sẽ đưa ra một chương trình cực kỳ thiết thực cho các DNNVV có khả năng tiếp cận vốn”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên

    Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên "Tích cực"

    20:14, 18/03/2021

  • Hạn mức tăng trưởng tín dụng đã lỗi thời

    Hạn mức tăng trưởng tín dụng đã lỗi thời

    14:35, 22/03/2021

  • Nhiều doanh nghiệp

    Nhiều doanh nghiệp "than khó" khi tiếp cận chính sách tín dụng

    11:18, 21/03/2021

  • Ngân hàng “lách” tăng trưởng tín dụng

    Ngân hàng “lách” tăng trưởng tín dụng

    11:05, 21/03/2021

DIỄM NGỌC