SPAC – Phương thức cổ phần hóa thời đại mới (Phần 2)
Chỉ 3 tháng kể từ năm 2021, đã có 275 vụ SPAC được hoàn thành, trị giá 84 tỷ đô, vượt cả năm 2020 cộng lại.
Công ty Bánh rán Tôn muốn cổ phần hóa, nhưng lại không muốn tuân theo quy trình IPO lâu la và đầy rắc rối. Anh Tôn quyết định cổ phần hóa thông qua SPAC.
Về bản chất, quy trình SPAC cho phép một công ty vượt qua sự quản lý nghiêm ngặt của IPO bằng cách hợp nhất với một công ty vỏ bọc (được gọi là SPAC) đã được niêm yết cổ phiếu.
Anh Tôn tìm một công ty SPAC. Sau đó 2 bên tiến hành sáp nhập. Sau sáp nhập, vô hình trung Bánh rán Tôn đã trở thành công ty đại chúng qua ‘cửa’ của công ty SPAC.
Như vậy, SPAC có một số ưu điểm sau:
- Quy trình nhanh gọn hơn: Một SPAC thường có thể được SEC thông qua và IPO nhanh hơn nhiều so với một công ty tư nhân bình thường khác, vì nó không có bất kỳ tài liệu tài chính lịch sử nào để phải thanh tra. SPAC cho phép một công ty tư nhân trở thành đại chúng trong vòng 5-6 tháng, so với mốc thời gian 1 đến 2 năm của IPO.
- Chi phí tiết kiệm hơn: Trên giấy tờ, nó cũng có thể tiết kiệm chi phí hơn, và cung cấp cho một công ty cả điều khoản đàm phán linh hoạt cùng với thị trường chắc chắn hơn.
Nghe có vẻ khá ổn cho Bánh rán Tôn.
Nhưng SPAC lại đem lại 1 số rủi ro cho các nhà đầu tư:
Làm giàu bằng niềm tin: Là một nhà đầu tư SPAC, bạn đang mua cổ phần của một công ty vỏ bọc và đánh cược rằng nó sẽ hợp nhất với một công ty tư nhân đáng mơ ước trong tương lai, đẩy giá cổ phiếu lên. Đó thường là một bước nhảy vọt của niềm tin - do đó có biệt danh là “công ty séc khống”.
Bản chất “mù quáng”: Hầu hết các SPAC cung cấp ít thông tin chi tiết về các công ty mà họ dự định hợp nhất. Các nhà đầu tư có thể được nói với những điều cực kỳ chung chung như, “trọng tâm của chúng tôi sẽ là ngành công nghệ ở Đông Nam Á hoặc Hoa Kỳ.” Bản chất “mù quáng” của những khoản đầu tư này - và việc giảm thiểu giám sát/quy định cho hình thức này dẫn đến những lời chỉ trích rằng SPAC gây nguy hiểm hơn cho các nhà đầu tư bán lẻ so với các đợt IPO chính thống.
Như tờ The Hustle đã viết, SPAC cũng đã gây tranh cãi vì đưa ra các dự báo doanh thu dài hạn - điều mà quá trình IPO truyền thống không được khuyến khích.
Nhưng SPAC có thành công? Giống như hầu hết các cổ phiếu, kết quả là khó dự đoán
Một phân tích của Bloomberg về 24 cổ phiếu SPAC được niêm yết trên sàn chứng khoán từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 2 năm 2021 cho thấy, hơn một nửa giá trị đã giảm giá 1 tháng sau khi sự kiện sáp nhập được công bố.
Nghiên cứu của Bain cũng cho kết quả tương tự: đánh giá 121 SPAC cho thấy, 60% hoạt động kém hiệu quả sau sáp nhập.
Một nghiên cứu về 93 SPAC được niêm yết từ năm 2015 đến năm 2020 cho thấy cổ phiếu phổ thông lỗ trung bình 9,6% (trong khi lợi nhuận trung bình đối với IPO truyền thống là 37,2%).
Chính vì thế, hình thức này gây ra nhiều tranh cãi về rủi ro cho các nhà đầu tư đại chúng. Giữa tháng 3/2021, ngân hàng đầu tư UBS đã cấm các cố vấn tài chính của mình khuyến nghị cổ phiếu SPAC cho khách hàng, dù SPAC đang là một xu hướng tài chính ‘nóng’ nhất phố Wall hiện nay.
Có thể bạn quan tâm