Phát hành trái phiếu chống lạm phát

THUẬN HÓA 26/12/2021 04:30

Lạm phát đang là một trong những “từ khóa” quan trọng đối với định hướng điều hành chính sách kinh tế, tài khóa và tiền tệ của nhiều quốc gia trong 2022.

>>> ADB: COVID-19 bất định khiến trái phiếu Chính phủ phân hóa

Việt Nam không ngoại lệ khi có độ mở kinh tế cao. Nhiều chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên phát hành trái phiếu bảo vệ lạm phát.

 Tỷ trọng trái phiếu Chính phủ phát hành tháng 11/2021.

Tỷ trọng trái phiếu Chính phủ phát hành tháng 11/2021.

Đầu tư phòng thủ lạm phát

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, giới đầu tư đã đổ xô vào các tài sản có tính phòng thủ lạm phát như trái phiếu Chính phủ, quỹ đầu tư bất động sản, vàng…

Financial Times cho biết, trong năm nay, giới đầu tư đã rót tiền kỷ lục hơn 60,6 tỷ USD vào các quỹ nắm giữ chứng khoán của Chính phủ Mỹ, một loại trái phiếu có mức tăng/giảm theo mức tăng/giảm của lạm phát. Ở Anh, đợt phát hành trái phiếu chống lạm phát trị giá 1,1 tỷ bảng Anh, đáo hạn vào năm 2073 đã thu hút giới đầu tư đặt mua với mức lợi suất thấp nhất và mức giá cao kỷ lục.

Trên thị trường giao dịch công cụ nợ Chính phủ của Việt Nam, sau tháng 10 suy giảm đột ngột, tỷ lệ trúng thầu/ gọi thấu trái phiếu Chính phủ sơ cấp chỉ còn 1 nửa so với các tháng trước đó. Tháng 11, tỷ lệ này đã lên trở lại 84%, cho thấy nhà đầu tư cũng quay trở lại nhiều hơn.

>>> Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu Chính phủ: Nên hay không?

Khơi vốn trong dân

Giới chuyên môn đặt câu hỏi, mặc dù tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam không đáng ngại, song với xu hướng và tâm lý của nhà đầu tư, người dân khá quan tâm đến yếu tố lạm phát kỳ vọng, thì tại sao không nhân lúc này, Chính phủ xây dựng những sản phẩm mới, như trái phiếu chống lạm phát cho nhà đầu tư (TIPS)- loại hình phát hành công cụ nợ của nhiều Chính phủ trên thị trường thế giới?

Trái phiếu chống lạm phát là một trong những công cụ nợ phổ biến của nhiều Chính phủ

Trái phiếu chống lạm phát là một trong những công cụ nợ phổ biến của nhiều Chính phủ. Đây có thể là thời điểm tốt để Việt Nam phát hành loại hình trái phiếu này nhằm khơi vốn trong dân (ảnh minh họa)

Với sản phẩm này, nhà đầu tư, người dân có thêm các lựa chọn, không phải “bỏ trứng một giỏ” hay dồn vốn các thị trường đang khá rủi ro như chứng khoán, tiền ảo… Trong khi Chính phủ cũng có thể tăng nhanh nguồn huy động vốn trên cơ sở trần nợ công còn dư địa nới thêm, và như cách Chính phủ đang làm hiện tại là vẫn nới tăng phát hành trái phiếu trong bối cảnh thu ngân sách vượt dự toán.

Trái phiếu chống lạm phát với lãi suất và mức điều chỉnh lên xuống theo lạm phát sẽ không chỉ giúp tăng hiệu quả cân đối ngân sách Nhà nước theo chương trình năm 2022, mà còn giúp cơ quan chức năng “quẳng gánh lo” so với tính toán khơi thông vốn trong dân qua các loại hình huy động “khó nhằn”, như trái phiếu huy động ngoại tệ hoặc huy động vàng. Bởi trên thực tế, huy động ngoại tệ ở Việt Nam, nếu có, vẫn sẽ còn rất nhiều rào cản do phần lớn người dân nắm giữ ngoại tệ để đa dạng hóa tài sản và bảo toàn giá trị tài sản…”, một chuyên gia đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Trái phiếu ngân hàng nào đang có lãi suất cao nhất thị trường?

    Trái phiếu ngân hàng nào đang có lãi suất cao nhất thị trường?

    05:15, 23/12/2021

  • Trăn trở xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp

    Trăn trở xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp

    04:30, 17/12/2021

  • Lienvietpostbank chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng

    Lienvietpostbank chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng

    14:50, 13/12/2021

  • “Mập mờ” trái phiếu của Apec Group

    “Mập mờ” trái phiếu của Apec Group

    11:00, 09/12/2021

THUẬN HÓA