“Gạn lọc” trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp hiện đang được ví như “bom” nổ chậm, nhưng cũng vẫn luôn là mầm kỳ vọng nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp…
>> Vỡ nợ trái phiếu có nguy cơ xảy ra?
Một doanh nghiệp có tổng tài sản hơn 100 nghìn tỷ đồng và quỹ đất khá ở nhiều nơi, không muốn nêu tên, nói với DĐDN, đã lên kế hoạch huy động trái phiếu 5.000-7.000 tỷ để bổ sung vốn phát triển các dự án. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay thì kế hoạch sẽ khó triển khai.
Theo ghi nhận của DĐDN, đã và đang xuất hiện hiện tượng nhà đầu tư muốn “bán lúa non” trái phiếu họ đã mua riêng lẻ thứ cấp, bất kể đó là trái phiếu gì, của doanh nghiệp nào, thậm chí kể cả là trái phiếu có tài sản đảm bảo, lại gần đáo hạn để nhận lãi. Hiện tượng này khiến giới chuyên môn lo ngại nhà đầu tư có thể bị thiệt hại bởi không ít giấy tờ có giá đã đến kỳ thu lãi, không ít giấy tờ nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp xưa nay vẫn trả đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ nợ với các trái chủ và vẫn đang có kế hoạch làm ăn tích cực, có tài sản lớn. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sẽ bị động về nợ phải trả ngoài kế hoạch.
Một chuyên gia cho rằng nếu thị trường không sớm thiết lập trạng thái “bình tĩnh” với các chính sách quản lý thị trường trái phiếu, trám lỗ hổng một cách phù hợp sớm ban hành, cũng như việc siết chặt không quá mức, thì nguy cơ đẩy vốn kênh trung và dài hạn vào trạng thái đứng khựng có thể xảy ra.
“Cần sớm có rà soát, thanh lọc ra các “ngòi nổ” có thể kích quả bom nợ trái phiếu phát nổ, lọc “thau” là các doanh nghiệp tiềm ẩn nguy cơ đảm bảo khả năng trả nợ, và để lộ “vàng”, để đảm bảo khả năng trả nợ cho các trái chủ. Chỉ có như vậy, vỉa vàng thị trường trái phiếu mới có thể tiếp tục vận hành theo đúng giá trị của một kênh vốn chủ chốt trong một thị trường vốn hướng về phát triển”.
Có thể bạn quan tâm