Lạm phát, tỷ giá và dự phòng
Thời gian quan trọng nhất của “mùa thu hoạch” xuất khẩu Việt Nam là 2 quý cuối năm nhằm nâng giá trị thăng dư thương mại vốn đã đảo chiều thâm hụt trong tháng 5, đang đứng trước áp lực lớn.
>> Fed tăng lãi suất "giật mình", Phó Thống đốc NHNN nói gì về lạm phát và tỷ giá?
Đó là lạm phát và tỷ giá, 2 yếu tố được đánh giá mặc dù có chiều hướng không tích cực nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và giúp NHNN duy trì chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ đà hồi phục và tăng trưởng kinh tế, song lại đang có tín hiệu ngày càng trở nên kém tích cực.
Theo chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân, áp lực giá hàng với mức độ tăng giá tiêu dùng trong nước trên thực tế cao hơn nhiều so với số liệu CPI được thống kê, dẫn đến lo ngại lạm phát sẽ ngày càng tăng dần trong các Quý tiếp theo, thậm chí CPI có thể tăng vượt mức mục tiêu 4% của Chính phủ. Giảm lạm phát bằng các chính sách thuế, phí “bổ” vào các mặt hàng chi phối giỏ hàng hóa tính CPI, cụ thể xăng dầu, là biện pháp cần tính toán và áp dụng sớm.
Trong khi đó, tỷ giá đang gánh áp lực khác khiến dư địa điều hành của NHNN sẽ đầy thách thức, khi Việt Nam lại bị Mỹ đưa vào danh sách 12 quốc gia giám sát, do vi phạm 3 tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ. Mặc dù Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN Việt Nam thời gian qua, song việc trở lại danh sách này chắc chắn dẫn tới chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam càng phải linh hoạt hơn.
Đồng Việt Nam có khả năng chịu áp lực mất giá cao hơn biên độ 2%, do đó, doanh nghiệp cần phải xem xét trích dự phòng rủi ro, có phương án chuyển rủi ro cho các tổ chức trung gian.
Có thể bạn quan tâm