Vốn “mồi” xanh

LÊ MỸ 25/09/2022 01:14

Chuyển đổi kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, từ kinh tế “tuyến tính” sang kinh tế “tuần hoàn” đòi hỏi nhiều nguồn lực.

>>>TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: Bỏ ngỏ cơ hội tìm vốn xanh

Trên thị trường nợ ASEAN, Việt Nam là một nhân tố phát hành tích cực sử dụng trái phiếu xanh. Ảnh minh họa: OCB

Trên thị trường nợ ASEAN, Việt Nam là một nhân tố phát hành tích cực sử dụng trái phiếu xanh. Ảnh minh họa: OCB

Cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế xanh theo đó cần sự đồng bộ của cơ chế thu hút vốn xanh, bao gồm cơ chế “vốn mồi xanh” hỗ trợ doanh nghiệp.

Tại Diễn đàn Kinh tế 2022 mới đây, ông Andrea Coppola - chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến nghị, để đạt được bước đột phá, hướng đến phát triển bền vững, Việt Nam cần nhận thức rõ và chú trọng vào vốn thiên nhiên, hướng đến tăng trưởng xanh, đồng thời, cần kịp thời nhập cuộc, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số để nhanh chóng tăng năng suất.

Việt Nam đã có kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh 2021-2023. Ở góc độ nguồn lực, các kênh vốn bao gồm Ngân sách nhà nước: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chính sách ưu đãi về thuế và hỗ trợ quốc tế đều được định hướng hướng đến hỗ trợ cho tăng trưởng xanh.

Bên cạnh đó, nguồn vốn vay thương mại và đầu tư tư nhân: tín dụng xanh, trái phiếu doanh nghiệp xanh; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho tăng trưởng xanh, vốn huy động công - tư cho các dự án xanh... cũng đã được nêu ra trong kế hoạch hành động.

Song trên thực tế, tương tự từ chuyển đổi từ nâu sang xanh, từ tuyến tính sang tuần hoàn cần không ít thời gian. Đơn cử cho đến hiện nay, tính dụng xanh và trái phiếu doanh nghiệp xanh vẫn chưa thể phổ cập, phổ rộng, là “kim chỉ nam” xanh cho mọi hành động xanh hóa vốn.

Theo một thống kê, để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ USD, trong đó ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 30%, còn lại 70% được xác định chủ yếu từ khu vực doanh nghiệp tư nhân. Cộng đồng doanh nghiệp cần có chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu đối với chuyển đổi tăng trưởng xanh, vì đây là vấn đề cần thực hiện chứ không phải là cam kết.

Năm 2021, ngành ngân hàng đã tận dụng được cơ chế tài trợ tài chính khí hậu rất tích cực từ các định chế tài chính bên ngoài lên tới hàng tỷ USD. SHB, HDBank, BIDV, Vietcombank, VPBank, Nam Á Bank, OCB... là những ngân hàng đã và đang tích cực "xanh hóa" tín dụng, với sự hỗ trợ từ WB, ADB, IMF, AFD... cùng nhiều định chế khác.

Tuy nhiên, vấn đề của cơ chế tài chính khí hậu thông qua ngân hàng, theo một khảo sát của Hội KHCN sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA), là các doanh nghiệp khá e ngại tiếp cận vì nhiều thủ tục quá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian công sức mà doanh nghiệp không thể đáp ứng được. Chưa kể, ngay cả việc giải ngân vốn ưu đãi qua nguồn tài trợ bên ngoài, các ngân hàng vẫn phải cân đối khi tính vào room tín dụng được cấp. Ngoài ra, thông thường các dự án đúng trọng tâm hỗ trợ của tài khí hậu, ưu tiên đầu tiên vẫn là nhóm năng lượng tái tạo. Đây đều các dự án hút vốn lớn, giải ngân theo giai đoạn nhưng thiên về vay trung và dài hạn - những khoản vay mà các ngân hàng cũng sẽ phải cân đối với quy định tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn mà NHNN ban hành.

Chưa kể, chính nhân sự của phía ngân hàng cũng không hoàn toàn mặn mà, đặc biệt nhân viên chi nhánh, phòng giao dịch cũng không hoàn toàn đáp ứng được các nghiệp vụ về lĩnh vực hiệu quả năng lượng để tư vấn cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, có sự quy định chặt chẽ từ bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • Thực hành tài chính bền vững (kỳ cuối): Chính sách và giải pháp cho doanh nghiệp

    Thực hành tài chính bền vững (kỳ cuối): Chính sách và giải pháp cho doanh nghiệp

    11:00, 08/12/2021

  • Thực hành tài chính bền vững (kỳ 3): 3 yếu tố tác động chuyển đổi số của doanh nghiệp

    Thực hành tài chính bền vững (kỳ 3): 3 yếu tố tác động chuyển đổi số của doanh nghiệp

    11:06, 04/12/2021

  • Thực hành tài chính bền vững (kỳ 2): Ứng dụng chuyển đổi số của doanh nghiệp

    Thực hành tài chính bền vững (kỳ 2): Ứng dụng chuyển đổi số của doanh nghiệp

    05:00, 02/12/2021

  • Thực hành tài chính bền vững (kỳ 1): Phác thảo từ câu chuyện chính sách

    Thực hành tài chính bền vững (kỳ 1): Phác thảo từ câu chuyện chính sách

    11:30, 01/12/2021

LÊ MỸ