Thực hành tài chính bền vững (kỳ 1): Phác thảo từ câu chuyện chính sách

Diendandoanhnghiep.vn "Khoa học phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn" - Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại COP 26.

>> Xu hướng tín dụng xanh trong hoạt động tài chính tại Việt Nam

L.T.S Hàng nghìn tỷ đồng tín dụng xanh, đầu tư xanh thông qua các tổ chức tín dụng Việt Nam và định quốc tế hợp tác để tài trợ thúc đẩy các dự án xanh, năng lượng tái tạo, các dự án đạt chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) đã được ký kết trong khuôn khổ chuyến công tác  tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa qua, đang hứa hẹn sự bùng nổ của dòng vốn xanh hóa nền kinh tế trong nay mai. 

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, các lễ ký kết của HDBank với DEG và Affinity đã mang về hơn nửa tỷ USD tín dụng xanh nhân sự kiện COP26

Trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, các lễ ký kết của HDBank với DEG và Affinity đã mang về hơn nửa tỷ USD tín dụng xanh nhân sự kiện COP26 (ảnh: TTXVN)

Tuy nhiên, tại Việt Nam, thực tế cho thấy còn rất nhiều vấn đề cần bàn, cả ở góc độ chính sách lẫn việc ứng dụng công nghệ, nhận thức người dùng để các doanh nghiệp sẵn sàng thực hành tài chính bền vững. 

Bùng nổ thị trường dữ liệu ESG toàn cầu

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đề cập đến việc tích hợp big data, trí tuệ nhân tạo (AI), nền tảng di động, blockchain và Internet vạn vật (IoT) trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, ra quyết định tài chính và đầu tư. Tài chính bền vững đề cập đến quá trình ra quyết định đầu tư trong đó các yếu tố ESG được đánh giá cẩn trọng với định hướng gia tăng đầu tư dài hạn vào các hoạt động kinh tế bền vững. Khi doanh nghiệp kết nối hai mảng này lại với nhau nghĩa là họ đang ứng dụng chuyển đổi số vào trong thực hành tài chính bền vững: tận dụng lợi thế của các công nghệ mới nổi để thu thập và phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư vừa đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn lồng ghép được mục tiêu xã hội và mục tiêu môi trường.

Thật vậy, tiếp cận dữ liệu chất lượng cao và có thể so sánh được sẽ rất quan trọng để tăng cơ hội đầu tư bền vững hơn. Dữ liệu là xương sống của việc ra quyết định đầu tư: các nhà đầu tư cần có dữ liệu ESG để hiểu các công ty phải trả giá như thế nào khi môi trường thay đổi, công nghệ mới xuất hiện và hành vi của khách hàng thay đổi. Đến lượt mình, các thông tin vể ESG của doanh nghiệp được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông lại có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.Từ thực tế này, thị trường dữ liệu ESG toàn cầu đang bùng nổ. Các nhà cung cấp dữ liệu trên thế giới đã phát triển một gam màu đầy đủ các sản phẩm ESG, từ dữ liệu thô đến điểm tổng hợp và đang nhân rộng các nguồn dữ liệu của họ. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự kiến là 20% cho dữ liệu ESG và 35% cho các chỉ số ESG, thị trường chung có thể đạt gần 1 tỷ đô la vào năm 2021.

Đến năm 2025, các ước tính chỉ ra rằng có thể có hơn 160 zettabyte dữ liệu trên thế giới và 80% dữ liệu này là phi cấu trúc (Thomas Kuh, 2018). Tuy vậy, vẫn còn thiếu khá nhiều dữ liệu và chất lượng dữ liệu cũng là điều đáng bàn. Chất lượng và độ tin cậy kém của dữ liệu và phân tích ESG vẫn là rào cản quan trọng nhất cản trở sự tăng trưởng của tài chính bền vững (KPMG, 2020).

>>> Covid-19 định hình xu hướng đầu tư ESG tại Việt Nam

Ngoài việc cung cấp cơ sở cho các quyết định đầu tư, công nghệ cũng có thể giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về ý nghĩa môi trường và xã hội của các quyết định tiêu dùng và đầu tư, khuyến khích họ lựa chọn tài nguyên bền vững hơn.

Có thể thấy ngành công nghiệp Fintech tiêu dùng đang trong giai đoạn tăng trưởng đáng kinh ngạc, từ 16% năm 2015 lên 64% vào năm 2019 (nguồn: EY, 2019). Việc sử dụng rộng rãi các ứng dụng ngân hàng di động và ngân hàng điện tử mở ra cơ hội mới cho các tổ chức tài chính cung cấp cho người tiêu dùng “bản đồ” tiêu dùng hàng ngày và hỗ trợ người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với giá trị cá nhân và thân thiện với môi trường. Khi người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về việc mua các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất “xanh” nhiều hơn. Lúc này, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích cho môi trường cũng như doanh nghiệp. Các công ty tập trung vào tính bền vững cũng có thể mong đợi ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Nghiên cứu tại Châu Âu cho thấy hơn 50% người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm bền vững. Tại Thụy Sĩ, 42% thế hệ millennials càng ngày càng quan tâm hơn đến các công ty có tác động tích cực đối với xã hội hoặc môi trường (nguồn: Deloitte, 2019). Các sản phẩm bền vững đang bắt đầu chứng minh tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các sản phẩm không bền vững. Tại Mỹ, các sản phẩm được tiếp thị bền vững chỉ chiếm 16% thị trường hàng tiêu dùng đóng gói, nhưng đóng góp 55% sự tăng trưởng (Randi Kronthal-Sacco & Tensie Whelan, 2020). Hermenegildo Gil-Gomez và cộng sự cho rằng sự hiểu biết về quản lý quan hệ khách hàng (CRM) sẽ là giải pháp công nghệ mang tính cốt lõi để quản lý kinh doanh hiệu quả qua việc đánh giá tác động của từng thành phần: bán hàng, tiếp thị và dịch vụ trên cả ba khía cạnh của tài chính bền vững: môi trường – xã hội – quản trị. CRM do đó có thể được coi là một loại công nghệ thông tin xanh để lồng ghép chuyển đổi số vào thưc hành tài chính bền vững.

Mô hình "phát triển trước và dọn dẹp sau" của Stockhammer và cộng sự đã dẫn đến sự suy thoái ngày càng tăng của tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái, dẫn đến tổn thất rất lớn và thường không thể đảo ngược về vốn tự nhiên, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái. Chỉ riêng chi phí suy thoái đất đai, lên tới 490 tỷ đô la Mỹ / năm (UNCCD, 2015), là một minh họa cho những tổn thất  hoặc "chi phí không hành động". Rất lâu trước đại dịch, người ta ước tính rằng các chi phí này dao động từ 10 đến 17% GDP toàn cầu. Con số này có khả năng ngày càng cao hơn.

Chinh sách của Việt Nam đang ra sao?

Báo cáo Rà soát Đầu tư và Chi tiêu công cho Biến đổi khí hậu của Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 2015 khẳng định Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.

Mặc dù các chính sách với hàng loạt văn bản

Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đang thúc đẩy các doanh nghiệp hướng về thực hành tài chính bền vững (ảnh: Nông trường WinEco công nghệ cao của Masan)

Nhận thức được điều này, ngay trong năm 2015 Chính phủ đã khởi xướng các cải cách thể chế và chính sách, trong đó có việc xây dựng chiến lược quốc gia về hạn chế tác động và thích ứng biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, kinh tế carbon thấp, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Theo tinh thần này của Chính phủ, cũng trong năm 2015 Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK)TP.HCM và Sở GDCK Hà Nội chính thức trở thành đối tác của Sáng kiến Sở GDCK Phát triển Bền vững của Liên Hợp quốc (SSE) cùng 19 Sở GDCK hàng đầu trên toàn cầu. Với việc gia nhập SSE, Sở GDCK TP.HCM thể hiện cam kết sẽ chia sẻ và thúc đẩy các thông lệ liên quan đến phát triển bền vững đối với các công ty niêm yết. Trong khi đó, Sở GDCK Hà Nội có cơ hội chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm các thông lệ tốt về quản trị công ty và phát triển bền vững để từ đó khuyến khích áp dụng cho các doanh nghiệp niêm yết nhằm tăng cường quản trị công ty và trách nhiệm với xã hội trong nhận thức về Tài chính bền vững.

Tương tự, NHNH Việt Nam năm 2015 cũng đã ban hành chỉ thị 03 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó, nhiệm vụ của các đơn vị tại trụ sở chính của NHNN VN, của chi nhánh NHNN các tỉnh thành phố và của các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững được xác định.

Tiếp đó năm 2018, NHNN đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ-NHNN để phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam với mục tiêu tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường. Thông tư 155/2015/TT-BTC thì yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin về mục tiêu phát triển bền vững và báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội. Tuy nhiên, kết quả đánh giá qua các năm cho thấy, nhiều doanh nghiệp chưa cung cấp đầy đủ các thông tin được yêu cầu trong báo cáo.

Ngay sau khi có những văn bản chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, các tổ chức tín dụng đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ, đồng thời lồng ghép hoạt động tín dụng xanh trong chiến lược phát triển của mình; một sốngân hàng thương mại cũng chủ động tham gia các dự án có tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế về bảo vệ môi trường và cấp tín dụng xanh. Theo đó, đến 2019, tín dụng xanh đã bắt đầu có sự nở rộ.

Tại thời điểm năm 2019, người đứng đầu NHNN, khi đó là Phó Thống đốc cho biết, trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến chuyển đổi mô hình phát triển như Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng, Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, Chính phủ giao NHNN chủ trì thực hiện hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính - tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ tăng trưởng xanh, cụ thể: Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về tài chính và tín dụng cho phù hợp với những mục tiêu tăng trưởng xanh; tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm tăng cường năng lực cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trong hoạt động tài chính - tín dụng xanh; xây dựng và phát triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh.

334.644,35 tỷ đồng là dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh, chiếm 3,6% tổng dư nợ toàn nền kinh tế tính đến cuối quý I/2021,  tăng 0,46% so với năm 2020. (Nguồn: Vụ tín dụng các ngành Kinh tế - NHNN)

Tuy nhiên, nhìn chung, sự quan tâm của các ngân hàng trong thúc đẩy tín dụng xanh vẫn ở mức khiêm tốn, thể hiện  tỷ lệ giải ngân và hấp thụ tín dụng xanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế vẫn còn khá thấp. 

Kỳ 2: Ứng dụng chuyển đổi số của doanh nghiệp

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thực hành tài chính bền vững (kỳ 1): Phác thảo từ câu chuyện chính sách tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714027992 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714027992 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10