Đề xuất cơ chế pháp lý tăng hiệu quả kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính

Gia Nguyễn 05/05/2020 10:25

Nhằm đảm bảo việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đang xem xét, lấy ý kiến xây dựng cơ chế pháp lý mới cho hoạt động của đơn vị này…

Theo đó, Bộ Công Thương đang xem xét, lấy ý kiến các bộ, ngành để thông qua quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới hiện nay. Các quy định này nhằm hướng tới cơ chế quản lý, phân công nhiệm vụ khoa học, hợp lý nhằm đảm bảo việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường thống nhất, đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao, góp phần ngăn ngừa sai phạm.

Trong đó, Thông tư số 35/2018/TT-BCT được xây dựng trong điều kiện cơ cấu tổ chức của lực lượng Quản lý thị trường theo mô hình Tổng cục ngành mới được thành lập theo Quyết định 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương.

sgvfd

Cần một cơ chế pháp lý để tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng Quản lý thị trường?

Sau gần 2 năm tổ chức thực hiện, Thông tư số 35/2018/TT-BCT đã thể hiện được vai trò tạo thuận lợi cho lực lượng Quản lý thị trường trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, góp phần đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đồng thời quản lý được hoạt động kiểm tra, xử lý của công chức Quản lý thị trường và ngăn ngừa sai phạm trong hoạt động công vụ.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện cũng đã bộc lộ một số vấn đề khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động phòng, chống và xử lý vi phạm pháp luật của lực lượng Quản lý thị trường như: Hoạt động kiểm tra được quy định tại Thông tư có nhiều thủ tục rườm rà, mang nặng tính hình thức chưa đáp ứng yêu cầu về tính kịp thời, nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm (việc gửi kế hoạch kiểm tra cho đối tượng kiểm tra chưa được quy định cụ thể, rõ ràng về cách thức thực hiện dẫn đến áp dụng không thống nhất giữa các địa phương; một số quy định về việc xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra chưa phù hợp với thực tế hoạt động; trình tự, thủ tục trong tiếp nhận, xử lý thông tin mang nặng tính hình thức chưa đáp ứng được tính kịp thời trong kiểm tra, xử lý v.v..).

Bên cạnh đó, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn chưa được xác định rõ, nhất là trong quá trình thu thập, xử lý thông tin để xây dựng kế hoạch kiểm tra hoặc thiết lập căn cứ ban hành quyết định kiểm tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Quy định về trình tự, thủ tục, phương pháp tiến hành một số biện pháp nghiệp vụ của Quản lý thị trường chưa đầy đủ, rõ ràng, thiếu tính khả thi và thực tế gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện như biện pháp quản lý địa bàn, xây dựng cơ sở cung cấp thông tin, giám sát tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật ...

Mặt khác, trong bối cảnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý nhà nước, đặc biệt là công nghệ thông tin, trình tự, thủ tục hoạt kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Thông tư số 35/2018/TT-BCT còn thiếu những quy định cho phép ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả cũng như tăng cường giám sát, quản lý hoạt động của toàn lực lượng… Cần được nghiên cứu, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi trong tình hình mới.

Theo đề xuất của Tổng cục Quản lý thị trường thì Thông tư thay thế Thông tư 35/2018/TT-BCT sẽ quy định về trình tự, thủ tục ban hành quyết định kiểm tra; trách nhiệm của người ban hành quyết định kiểm tra; thành phần Đoàn kiểm tra và người tham gia giúp việc Đoàn kiểm tra; quy định thủ tục thực hiện quyết định kiểm tra và xử lý trường hợp phát sinh khi thực hiện quyết định kiểm tra; lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính khi kết thúc hoạt động kiểm tra tại nơi kiểm tra; xử lý kết quả kiểm tra và kết quả thẩm tra, xác minh vụ việc kiểm tra; thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền của ngành khác; thủ tục chuyển giao vụ việc vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan Quản lý thị trường; thủ tục tiếp nhận, thụ lý vụ việc vi phạm hành chính do cơ quan nhà nước khác chuyển giao cho cơ quan Quản lý thị trường; thủ tục trình Ủy ban nhân dân các cấp; lập, lưu trữ hồ sơ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và quy định về bảo mật thông tin.

Ngoài ra, quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thủ tục đề xuất khám và xây dựng, ban hành phương án khám; ban hành quyết định khám và trình tự, thủ tục thực hiện quyết định khám; áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng cáo sản phẩm Vương Liễu Số - “ngựa quen đường cũ”?

    Quảng cáo sản phẩm Vương Liễu Số - “ngựa quen đường cũ”?

    04:20, 05/05/2020

  • Quý I/2020: Nhiều vụ việc vi phạm về hàng giả bị phát hiện, xử lý

    Quý I/2020: Nhiều vụ việc vi phạm về hàng giả bị phát hiện, xử lý

    15:26, 04/05/2020

  • Phát hiện lượng lớn hàng nhập lậu trên đường vận chuyển

    Phát hiện lượng lớn hàng nhập lậu trên đường vận chuyển

    09:55, 04/05/2020

  • Chống hàng giả: Còn nhiều kẽ hở?

    Chống hàng giả: Còn nhiều kẽ hở?

    05:00, 27/04/2020

  • Sản phẩm quảng cáo “sai sự thật”: Đừng để “đá ném ao bèo”

    Sản phẩm quảng cáo “sai sự thật”: Đừng để “đá ném ao bèo”

    05:20, 02/05/2020

Gia Nguyễn