Chuyển biến tích cực trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái

GIA NGUYỄN 15/02/2021 04:20

Trước diễn biến phức tạp của vấn nạn hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại,… thế nhưng, năm 2020, công tác đấu tranh, phòng chống những vi phạm này đã có nhiều chuyển biến tích cực…

Theo thống kê, năm 2020, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã cả nước phát hiện, xử lý trên 66.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 352,15 tỷ đồng; trị giá hàng tịch thu chưa bán (ước tính) trên 136 tỷ đồng; trị giá hàng hoá vi phạm (ước tính) trên 392 tỷ đồng. Trong đó, đã chuyển cơ quan điều tra, xem xét trách nhiệm hình sự đối 157 vụ; đã xử lý 26 vụ; đang xem xét 81; 50 vụ được chuyển trả để xử lý vi phạm hành chính.

Năm 2020, công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái,... đã đạt được những chuyển biến tích cực - Ảnh: BCĐ389

Năm 2020, công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái,... đã đạt được những chuyển biến tích cực - Ảnh: BCĐ389

Ông Trần Hữu Linh – Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, để có được những thành tích nêu trên nhờ vào sau hơn 2 năm hoạt động theo mô hình Tổng cục QLTT ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, mô hình tổ chức mới này đã khắc phục được tình trạng cắt khúc theo địa giới hành chính; thực hiện quản lý tập trung, thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, đồng thời, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, ứng phó kịp thời đối với các diễn biến bất thường, có tác động tiêu cực trên thị trường cả nước.

“Về công tác chuyên môn, ngay từ đầu năm, Tổng cục QLTT đã đặt mục tiêu tập trung vào chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và chống gian lận thương mại trên môi trường internet. Ngoài ra, phối hợp với các lực lượng làm tốt công tác chống buôn lậu và những hành vi gian lận thương mại mới như xuất xứ hàng hóa và an toàn thực phẩm”, ông Linh nói.

Năm 2020 vừa qua, từ cuối tháng 01, đầu tháng 02/2020, dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, lực lượng QLTT cũng đã nhanh chóng thể hiện là đơn vị xung kích, tiên phong trong công tác chống dịch, bên cạnh công tác bình ổn thị trường, đơn vị này còn tích cực tham gia kiểm soát chống đầu cơ, găm hàng, nâng giá bất hợp lý.

Trong đó, đã kiểm tra, xử lý rất nhiều vụ việc bán khẩu trang, nước rửa tay lậu, kém chất lượng trên mạng xã hội; phát hiện tụ điểm phân loại, sơ chế găng tay y tế đã qua sử dụng thông qua mạng xã hội ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Hà Nội…

Ngoài ra, trên lĩnh vực đấu tranh, phòng chống việc mua bán online, đơn vị này cũng đã có những thành tích nổi bật, một trong những vụ việc đình đám gây chú ý dư luận trong năm qua là việc triệt phá xử lý tổng kho buôn lậu hơn 10.000m2 tại 145 Hoàng Diệu, TP. Lào Cai, hoạt động theo mô hình kinh doanh trên các mạng xã hội, kênh bán hàng livestream vào tháng 7/2020.

Nhiều vi phạm trong lĩnh vực hàng hóa đã bị lực lượng Quản lý thị trường triệt phá trong năm 2020 - Ảnh: BCĐ389

Nhiều vi phạm trong lĩnh vực hàng hóa đã bị lực lượng Quản lý thị trường triệt phá trong năm 2020 - Ảnh: BCĐ389

Đối với công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, năm 2020 cũng là năm đầu tiên, Tổng cục QLTT thay đổi cách thức kiểm tra về hàng giả theo hướng cụ thể thay vì dàn trải và đã thu về được những kết quả tốt như: số vụ kiểm tra 2.868 vụ, vi phạm 2.833 vụ, số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 24 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu trên 26 tỷ đồng.

Đặc biệt, có những địa điểm trước đó lực lượng QLTT chưa một lần đặt chân đến kiểm tra như kho hàng nhập nội địa tại sân bay Nội Bài, cảng ICD Mỹ Đình hay kho hàng gia công các sản phẩm nhái các thương hiệu nổi tiếng tại huyện Thanh Miện, Hải Dương… thì trong năm 2020 vừa qua, đơn vị này cũng tiến hành triệt phá nhiều vi phạm tại đây.

Theo ông Trần Hữu Linh, để có được những kết quả đã nêu, ngoài sự chuyển biến về cơ cấu tổ chức còn có sự đóng góp quan trọng của phối hợp “ngang” khi năm 2020, Tổng cục QLTT đã tiếp tục ký thêm nhiều Quy chế phối hợp quan trọng với Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam.

“Thêm vào đó, trong năm 2020, Tổng cục QLTT tiếp tục đẩy mạnh nâng cấp, hoàn thiện, đưa vào áp dụng thêm nhiều phần mềm quản lý mới, như: Phần mềm quản lý cán bộ, thi đua khen thưởng; Phần mềm thật - giả; Phần mềm quản lý, tra cứu chứng từ điện tử... Điều này đã tạo sự đột phá trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của Tổng cục; giúp lực lượng tổ chức thực hiện một cách tập trung, thống nhất, nhanh chóng, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, ứng phó kịp thời với các diễn biến bất thường, có tác động tiêu cực trên thị trường cả nước”, ông Linh nói.

Cũng theo ông Linh, ngay trong đầu năm 2021, Tổng cục QLTT đã ký thỏa thuận hợp tác đào tạo đại học về ngành QLTT với Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đây là bước ngoặt đánh dấu mốc quan trọng trong công tác phát triển nguồn nhân lực hướng tới xây dựng lực lượng QLTT chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại.

Có thể bạn quan tâm

  • Xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trong dịp Tết

    Xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trong dịp Tết

    11:55, 09/02/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xử lý thông tin báo nêu về hàng giả, hàng nhái dịp Tết Nguyên đán

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xử lý thông tin báo nêu về hàng giả, hàng nhái dịp Tết Nguyên đán

    20:05, 28/01/2021

  • Liên tục phát hiện, bắt giữ hàng tấn thực phẩm nhập lậu ngày cận tết

    Liên tục phát hiện, bắt giữ hàng tấn thực phẩm nhập lậu ngày cận tết

    00:10, 03/02/2021

  • Phát hiện, bắt giữ nhiều sản phẩm thời trang giả nhãn hiệu nổi tiếng

    Phát hiện, bắt giữ nhiều sản phẩm thời trang giả nhãn hiệu nổi tiếng

    12:14, 20/01/2021

  • Hà Nội: Phát hiện, bắt giữ cơ sở sản xuất rượu tây giả

    Hà Nội: Phát hiện, bắt giữ cơ sở sản xuất rượu tây giả

    11:35, 19/01/2021

GIA NGUYỄN