Trang thiết bị bảo hộ y tế nguồn gốc không rõ ràng, tiềm ẩn nhiều hệ lụy
Không chỉ vi phạm hoạt động thương mại, trang thiết bị bảo hộ y tế có nguồn gốc không rõ ràng còn đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy đe dọa sức khỏe của các y, bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch…
Thông tin với báo chí sáng 09/8, GS.TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, thời gian qua nhiều nhà tài trợ, nhóm hảo tâm đã kêu gọi, quyên góp ủng hộ trang thiết bị bảo hộ tặng các cán bộ y tế để giúp bảo vệ những người trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19.
Theo ông GS.TS Trần Bình Giang, khẩu trang N95 là "lá chắn" quyết định việc ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2, tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy rất nhiều khẩu trang nhận từ các nguồn tài trợ không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
"Hầu hết những trường hợp lây nhiễm cho cán bộ y tế trong khi chăm sóc điều trị người bệnh là do mang khẩu trang không đạt chuẩn. Đây là nguy cơ rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của cán bộ y tế", GS.TS Trần Bình Giang nhận định.
Cũng theo GS.TS Trần Bình Giang, chúng tôi khẩn thiết đề nghị các nhà tài trợ, đơn vị cá nhân từ thiện khi mua trang bị bảo hộ, đặc biệt là khẩu trang N95 tặng cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 cần tìm hiểu rõ xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật, mã nơi sản xuất, đảm bảo trang bị đạt tiêu chuẩn để bảo vệ các thầy thuốc và nhân viên y tế trong khi chăm sóc điều trị cho người bệnh, góp phần cùng cả nước đẩy lùi và chiến thắng đại dịch.
Thực tế, gần đây cơ quan quản lý, lực lượng chức năng đã liên tục bắt giữ các vụ việc liên quan đến các thiết bị bảo hộ y tế giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chiều 06/8, lực lượng liên ngành đã đột xuất kiểm tra Công ty cổ phần thiết bị nguyên phụ liệu khẩu trang Việt Nam có địa chỉ tại C34 khu đô thị Embassy Garden, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại Công ty cổ phần thiết bị nguyên phụ liệu khẩu trang Việt Nam có chứa hơn 100 thùng khẩu trang y tế nhãn hiệu 3M 1860 với tổng số lượng là 17.100 chiếc, chủ doanh nghiệp cũng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Toàn bộ số hàng hoá được phát hiện tại doanh nghiệp này do nước ngoài sản xuất, bước đầu nhận định lô hàng có dấu hiệu là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm đang nóng hơn bao giờ hết, chỉ một sự lơ là, thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường.
Có thể bạn quan tâm
Vụ bắt hơn 17.000 khẩu trang 3M: Cần nghiêm trị để… răn đe
13:00, 07/08/2021
CSGT Hà Tĩnh ngăn chặn hàng nghìn khẩu trang không rõ nguồn gốc
15:09, 07/05/2021
Thu hàng chục nghìn khẩu trang không có hóa đơn, chứng từ
16:29, 05/05/2021
Hà Nội: Thu giữ 29 hộp test nhanh Covid-19 không hóa đơn chứng từ
19:57, 06/06/2021