Chống hàng gian, hàng giả - Bài 5: Ai đang “tiếp tay”?

NGUYỄN GIANG 07/12/2023 03:30

Một trong những lý do để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc tồn tại là do một bộ phận người tiêu dùng dễ "bằng lòng" sử dụng, chính điều này đã góp phần “tiếp tay”, dung dưỡng cho vi phạm…

>>Chống hàng gian, hàng giả - Bài 4: Doanh nghiệp còn “thờ ơ”

hihihi

Tại chợ nhà Xanh, rất nhiều túi xách, giày dép được gắn logo các thương hiệu nổi tiếng, nhưng giá chỉ từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng/chiếc. Ảnh minh họa

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn tồn tại dai dẳng và diễn biến phức tạp suốt thời gian qua. Đáng nói, cùng với sự phát triển của công nghệ, vấn nạn này ngày càng nở rộ như “nấm mọc sau mưa” với các hình thức tinh vi, phức tạp hơn. Điều này gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đã thực sự trở thành quốc nạn, không chỉ vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bản quyền, các công ước, các hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết mà trên thực tế hàng giả, hàng nhái đã gây ra những hệ lụy khôn lường cho xã hội và cho mỗi người dân.

Viên thuốc giả chữa bệnh có thể gây chết người, thực phẩm giả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, sách giáo khoa giả gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ sau… Thậm chí có cả chuyện bằng cấp giả dẫn đến những cán bộ giả, những tiến sĩ giấy.

Không thể kể hết những mặt hàng mỗi ngày bị làm giả, làm nhái do các gian thương hám lợi để lừa người tiêu dùng. Không thể kể hết những thứ nhái tưởng chừng như vô hình, khó nắm bắt nhưng tác động lên cuộc sống vô cùng lớn. Công cuộc chống hàng giả, hàng nhái vẫn được duy trì với hàng ngàn vụ bị phát hiện mỗi năm, hàng trăm, hàng ngàn kẻ bán hàng giả, hàng nhái bị truy tố trước pháp luật. Thế nhưng do lợi nhuận, tình trạng này vẫn nhức nhối và ngày càng tinh vi, khó nắm bắt, khó phát hiện.

Theo đánh giá của Tổng cục Quản lý thị trường, một trong những lý do để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tồn tại là do một bộ phận người tiêu dùng dễ "bằng lòng" và thỏa hiệp với hàng giả. Và thực tế "có cầu ắt có cung", nhiều người tiêu dùng biết là hàng giả, nhưng vẫn chấp nhận bỏ tiền ra mua, dù biết rõ người chịu thiệt hại trước tiên chính là mình!

>>Chống hàng gian, hàng giả - Bài 1: Nhức nhối từ “chợ” đến “mạng”

Các lực lượng thuộc Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ. Ảnh: CQLTTHN.

Các lực lượng thuộc Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ. Ảnh: CQLTTHN.

Trong một hội thảo mới đây bàn luận về giải pháp ngăn chặn vấn nạn hàng nhái, hàng giả, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cũng cho biết, việc người tiêu dùng gián tiếp “tiếp tay” cho sự tồn tại của hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc đã góp phần dung dưỡng cho các hành vi, các đối tượng vi phạm.

Phân tích rõ về điều này, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang làm “xói mòn” sức sản xuất của doanh nghiệp. Bởi, doanh nghiệp đang phải cạnh tranh ngay với chính sản phẩm giả thương hiệu của mình, nhưng lại có giá rẻ hơn nhiều lần. Nguy hiểm hơn, hàng giả còn làm mất lòng tin và uy tín của đối tác, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi hàng giả quá nhiều trong nội địa, khiến các nhà đầu tư cảm thấy không yên tâm, thậm chí “nản lòng” với môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

“Hàng giả bày ở ngoài đường, ngoài phố, ngoài cửa hàng phát hiện rất dễ, nhưng hàng giả bán trên Internet đang là một mặt trận mới, nóng bỏng vì có đến 80%-90% hàng giả được mua - bán trên mạng. Đây là một mặt trận vô cùng khó khăn, bởi xử lý ở ngoài thực tế đã khó, phát hiện và xử lý vi phạm trên không gian mạng còn khó hơn rất nhiều” - ông Trần Hữu Linh nêu thực tế.

Do vậy, ông Linh cho rằng, để xử lý được vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ điều trước tiên cần thay đổi thói quen tiêu dùng. Người dân không mua hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở trí tuệ vì giá rẻ, vì tâm lý sính hàng ngoại, sính hàng thương hiệu.

Còn trong câu chuyện trách nhiệm, nhiều ý kiến cho rằng, trách nhiệm ngăn chặn đầu tiên thuộc về các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an và những lực lượng thực thi pháp luật khác. Nhưng suy cho cùng, nếu chỉ là ngăn chặn, bắt giữ những kẻ làm hàng giả, hàng nhái thì mới chỉ là  xử lý ở “phần ngọn”.

Cái gốc vẫn cần bồi đắp chính là từ ý thức những người bán hàng, nhất là ý thức của người dân phải mạnh mẽ, quyết liệt biết nói “không” với thứ hàng giả, hàng nhái. Nhưng để làm được điều ấy phải có kênh để người dân nhận diện, phân biệt giữa cái thật với cái giả, giữa hàng thật và hàng nhái.

Còn nữa…

Có thể bạn quan tâm

  • Chống hàng gian, hàng giả - Bài 1: Nhức nhối từ “chợ” đến “mạng”

    Chống hàng gian, hàng giả - Bài 1: Nhức nhối từ “chợ” đến “mạng”

    03:00, 26/11/2023

  • Chống hàng gian, hàng giả - Bài 2: Vẫn đang “cắt ngọn”

    Chống hàng gian, hàng giả - Bài 2: Vẫn đang “cắt ngọn”

    03:30, 27/11/2023

  • Chống hàng gian, hàng giả - Bài 3: Khó xử lý, vì đâu?

    Chống hàng gian, hàng giả - Bài 3: Khó xử lý, vì đâu?

    03:10, 03/12/2023

  • Chống hàng gian, hàng giả - Bài 4: Doanh nghiệp còn “thờ ơ”

    Chống hàng gian, hàng giả - Bài 4: Doanh nghiệp còn “thờ ơ”

    03:20, 04/12/2023

NGUYỄN GIANG