Chống hàng gian, hàng giả - Bài 3: Khó xử lý, vì đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Tình trạng hàng giả, hàng nhái hoành hành không chỉ khiến người tiêu dùng bị ảnh hưởng mà doanh nghiệp cũng thiệt hại nặng nề, sức sản xuất bị xói mòn bởi khó cạnh tranh với “ hàng gian giá rẻ”…

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng với các hình thức tinh vi, phức tạp hơn. Điều này gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng. Điều đáng chú ý là mặc dù trong hoạt động quản lý thị trường hàng hóa, đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật và cũng có nhiều cơ quan chức năng tham gia kiểm soát. Thế nhưng tình trạng hàng gian, hàng giả vẫn “lộng hành” (!?)

>>Chống hàng gian, hàng giả - Bài 1: Nhức nhối từ “chợ” đến “mạng”

Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phát hiện kho thuốc Tây không có hóa đơn, chứng từ tại quận Thanh Xuân, ngày 11-8. Ảnh: Hà Nguyễn

Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phát hiện kho thuốc Tây không có hóa đơn, chứng từ tại quận Thanh Xuân, ngày 11/8/2022. Ảnh: Hà Nguyễn

90 % hàng giả được mua bán trên mạng

Chia sẻ trong một tọa đàm mới đây về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương cho biết, một năm vừa qua, qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng QLTT thấy rằng, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT đang ngày càng phức tạp và tinh vi. Có đến 80-90% hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT được tiêu thụ, mua bán trên mạng. “Đây là một mặt trận rất nóng bỏng và khó khăn”, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh thẳng thắn.

Bên cạnh đó, ông Linh cũng cho biết, có 2 loại thương hiệu nhãn hiệu bị xâm phạm, thứ nhất là các thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng của quốc tế; thứ hai là các thương hiệu của sản phẩm Việt Nam. Trong khoảng một năm trở lại đây, Bộ Công Thương liên tiếp nhận được yêu cầu, những vấn đề thắc mắc cũng như đề nghị phối hợp của các hãng lớn trên thế giới hoặc có nhà máy sản xuất ở Việt Nam.

“Theo phản ánh của hãng sản xuất bột ngọt, hãng Acecook của Nhật Bản sản xuất mì gói thì trên thị trường ngày càng nhiều bột ngọt cũng như mì tôm bị  làm giả, thậm chí làm giả từng gói gia vị trong gói mì. Hay, những thương hiệu rất nổi tiếng của Tập đoàn Procter & Gamble như mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng… cũng bị làm giả rất nhiều ở thị trường nội địa. Ngay cả Lego - Đan Mạch trong tháng vừa qua cũng đã làm việc với chúng tôi hai lần về việc bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm Lego ở thị trường Việt Nam”, ông Linh chia sẻ.

Đối với các thương hiệu sản phẩm của Việt Nam thì những mặt hàng từ đồ ăn, thức uống đều được sản xuất, làm giả, làm nhái ở trong thị trường nội địa. Qua đó có thể thấy rằng thương hiệu, nhãn hiệu được làm giả ngày càng tinh vi hơn.

Về nguồn gốc hàng giả, đại diện Tổng cục QLTT cho biết, hàng giả vẫn từ hai nguồn, thứ nhất từ nguồn nhập lậu, thẩm lậu từ các nước có đường biên giới với Việt Nam vào trong thị trường nội địa và thứ hai là hàng giả được sản xuất ở ngay trong nước. Thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội và các sàn giao dịch thương mại điện tử bây giờ là kênh để tiêu thụ chính hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

“Hàng giả bày ở ngoài đường, ngoài phố, ngoài cửa hàng thì rất dễ nhận biết và phát hiện, nhưng trên môi trường Internet đang là một mặt trận mới trong công tác chống hàng giả”, ông Linh chia sẻ.

>>Chống hàng gian, hàng giả - Bài 2: Vẫn đang “cắt ngọn”

hihihi

Luật sư Trần Hồng Tình, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Giang

Vướng nhiều rào cản để xử lý

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày một gia tăng. Trong đó, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền SHTT luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên có sức hút rất lớn, lôi kéo nhiều đối tượng tham gia, trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều địa bàn khác nhau. Thêm nữa, tâm lý người tiêu dùng thích dùng hàng ngoại, nhưng vì không đủ tiền nên vẫn lựa chọn hàng fake - sản phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp “như thật” mà lại có giá thấp.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp xung quanh câu chuyện này, luật sư Trần Hồng Tình, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội cho rằng, lợi dụng tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng, không ít doanh nghiệp thiếu ý thức pháp luật, vì lợi nhuận sẵn sàng làm giả, làm nhái những sản phẩm có uy tín, chất lượng, kiểu dáng đã được bảo hộ để gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

“Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền SHTT diễn ra thường xuyên, tinh vi và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động”, luật sư Trần Hồng Tình nói.

Bên cạnh đó, luật sư Tình cũng cho rằng, nhiều chủ SHTT chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, chưa ý thức trong việc phải luôn tìm hiểu thị trường để phát hiện và ngăn ngừa việc làm giả các sản phẩm của mình, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát hàng giả, hàng nhái. Có những doanh nghiệp do sợ bị ảnh hưởng đến doanh số và mức tiêu thụ sản phẩm, không dám công khai về sản phẩm bị làm giả... dẫn đến hàng giả vẫn còn đất sống.

Cũng theo luật sư Trần Hồng Tình, một rào cản khác nữa khiến cho công tác quản lý và xử lý tội phạm xâm phạm quyền SHTT gặp nhiều khó khăn và bất cập. Đó là các vi phạm quyền SHTT đang gia tăng nhưng khi bị phát hiện thì thường chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự hoặc hành chính. “Điều này cho thấy công tác đấu tranh phòng chống  tội xâm phạm SHTT còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu một cách hiệu quả trước các hành vi đánh cắp bản quyền SHTT đang ngày một gia tăng và phức tạp”, luật sư Tình chia sẻ.

Đáng chú ý, nữ luật sư cũng cho rằng, các hoạt động chống các hành vi vi phạm quyền SHTT hiện nay đang  rất chồng chéo , hiện có tới  6 cơ quan cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm quyền SHTT là: UBND các cấp, thanh tra ngành KH-CN, thanh tra ngành VH-TT và DL, Cảnh sát kinh tế, QLTT và Hải quan... dẫn đến tình trạng khó phối hợp, dễ chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau trong trách nhiệm đấu tranh chống các hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Thêm vào đó, các quy định về SHTT và hành vi xâm phạm SHTT nằm rải rác trong quá nhiều văn bản, đặc biệt là những quy định về các biện pháp và chế tài xử lý chủ yếu dừng ở các hình thức xử lý hành chính, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Chế tài về hình sự dù đã có, nhưng chỉ được áp dụng với cá nhân, trong khi nhóm tội về xâm phạm quyền SHTT chủ yếu là do tổ chức thực hiện. Vì vậy, khó để truy cứu trách nhiệm hình sự với pháp nhân được.

“Chưa kể, để xử lý xâm phạm quyền SHTT phải qua nhiều thủ tục, qua nhiều cơ quan chức năng liên quan, đòi hỏi phải có thời gian… cũng khiến cho doanh nghiệp nản lòng mỗi khi muốn kiện cá nhân, tổ chức xâm phạm SHTT sản phẩm độc quyền của mình” - luật sư Trần Hồng Tình nói.

Còn nữa…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chống hàng gian, hàng giả - Bài 3: Khó xử lý, vì đâu? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714317629 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714317629 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10