Vaccine tinh thần

NGUYỄN HỮU VIỆT - Giám đốc CTCP Liff Đông Phong 25/08/2020 11:00

Niềm tin, sự lạc quan và tinh thần tương trợ lẫn nhau là một trong những loại vaccine giúp doanh nghiệp “nâng cao sức đề kháng” của mình trước đại dịch COVID-19…

dịch COVID-19 đã và đang tác động rất nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngành logistics.

Đại dịch COVID-19 đã và đang tác động rất nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngành logistics.

Sau khi nghe tin Đà Nẵng bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, tôi và một số anh em chơi với nhau trong ngành thương mại điện tử và logistics cảm thấy hụt hẫng. Mới cách đây hơn 1 tháng thôi, chúng tôi đã cùng nhau đi vào Đà Nẵng để hợp tác triển khai thêm một đầu mối đại diện giao dịch nhằm khai thác tốt hơn từ thị trường này. Lúc đó chúng tôi rất hào hứng và khấp khởi nghĩ về kế hoạch bật nhanh trở lại sau dịch…

Thách thức sẽ lớn hơn lần đầu

Nhưng dù có là sự hụt hẫng thì phải đành chấp nhận vì chúng ta đang sống trong thời đại dịch. Thực tế cho thấy, dịch COVID-19 đã và đang tác động rất nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngành logistics.

Việt Nam không chỉ bị ảnh hưởng trong quan hệ thương mại trực tiếp với Trung Quốc mà cả trên các thị trường thứ ba, từ xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới cho đến thương mại nội địa, sản xuất công nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp cũng bị giảm nguồn thu đáng kể đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ các nước có dịch như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,...

Theo tính toán một cách hình ảnh và tương đối thì độ “phơi nhiễm” COVID-19 với doanh nghiệp và cả nền kinh tế đang diễn biến trầm trọng hơn nhiều so với mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh trên người và khả năng phục hồi là rất lâu, rất thấp so với tỷ lệ những người nhiễm virus đã hồi phục. Lần này sự hy sinh sẽ rất khác so với đợt giãn cách xã hội tháng 3/2020. Bởi vì những nỗ lực giữ chân lao động, giữ chân đơn hàng với các nhà cung cấp suốt mấy tháng qua đã lấy đi của doanh nghiệp nhiều sức lực và chưa có sự phục hồi lại thì lại phải tiếp tục đương đầu với khó khăn tiếp theo…

Mặc dù Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp, thậm chí các gói hỗ trợ cụ thể với các nhóm doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, chúng tôi chưa nhận được nhiều tiếp cận gói hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, hay các khoản vay hỗ trợ người lao động... mà Chính phủ đã quyết định rất kịp thời. Thủ tục, điều kiện, yêu cầu giải trình phức tạp, nhất là yêu cầu chứng minh bị ảnh hưởng bởi COVID-19 rất khó thực hiện…

Cửa khẩu Trung Quốc vốn đã thường xuyên quá tải, nay do ảnh hưởng dịch nên phát sinh lưu xe, việc xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu trở nên phức tạp và mất thời gian hơn. (Xe nông sản ùn tắc ở các cửa khẩu tại Lạng Sơn. Ảnh: Nam Khánh)

Cửa khẩu Trung Quốc vốn đã thường xuyên quá tải, nay do ảnh hưởng dịch nên phát sinh lưu xe, việc xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu trở nên phức tạp và mất thời gian hơn. (Xe nông sản ùn tắc ở các cửa khẩu tại Lạng Sơn. Ảnh: Nam Khánh)

Quyết sách nhanh của chính phủ là “máy trợ thở” cho doanh nghiệp

Đó là thực tế. Nhưng đây không phải lúc rút lui khỏi thị trường. Càng khó khăn, càng thử thách lòng người
thì từ trong đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã thể hiện bản lĩnh Việt Nam. Phải nhắc lại rằng, bản thân mỗi doanh nghiệp họ đều xác định rất rõ rằng sẽ còn phải đương đầu với nhiều khó khăn cho đến khi có vaccine và tới khi kinh tế thế giới phục hồi. Nhưng để đợi tới lúc đó doanh nghiệp rất cần “vaccine tinh thần” từ Chính phủ. Các quyết sách nhanh và mạnh chính là “máy trợ thở” với các doanh nghiệp trong giai đoạn này.

Bộ Công thương nhận định, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam có những kỳ vọng tích cực trong thời gian tới khi dịch COVID-19 cơ bản đã được khống chế tại Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu không còn bị hạn chế sẽ là cơ hội cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, các ưu đãi của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ có những tác động thúc đẩy sản xuất trong nước…

Hoạt động ngoại thương được cải thiện sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy ngành logistics phát triển. Để nắm bắt cơ hội này, bản thân các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch hành động của ngành cung cấp dịch vụ logistics, tập trung vào ba vấn đề chính là nguồn tài chính cho kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động cung cấp dịch vụ và ổn định đời sống của người lao động.

Bản thân CTCP LIFF Đông Phong cũng đã và đang thực hiện trên phương diện này. Đồng thời, công ty có sự chuyển đổi số nhanh chóng, tạo điều kiện cho các giao dịch được triển khai nhanh chóng và tiện lợi.

Điều quan trọng cũng không kém là việc Chính phủ chỉ thị cho các Bộ, ngành có biện pháp triển khai hỗ trợ doanh nghiệp như cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, giảm hoặc giãn thuế một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn nữa. Đồng thời, cần có thêm hoặc kéo dài thêm các chính sách giảm phí cảng biển,
cảng hàng không hoặc miễn phí sử dụng kết cấu công trình cảng biển; giảm phí cầu đường BOT, đường cao tốc cho các xe vận chuyển hàng hóa…

Cùng với hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, tôi cho rằng tự bản thân các doanh nghiệp cũng cần cắt giảm chi tiêu hành chính, tăng cường hợp tác quốc tế, tìm các thị trường mới, hạn chế hoặc không phụ thuộc nhiều vào thị trường, khách hàng truyền thống.

Việt Nam đã làm rất tốt ở mặt trận chống dịch, được thế giới đánh giá cao, cộng thêm với tinh thần lạc quan và kiên cường. Một khi dịch bệnh được đẩy lùi chúng ta có niềm tin rằng, doanh nghiệp Việt cũng sẽ trở lại mạnh mẽ, lấy lại tất cả những thành quả đã bị dịch bệnh cướp đi….

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp logistics nội: Có mãi chịu cảnh…“đi sau”?

    Doanh nghiệp logistics nội: Có mãi chịu cảnh…“đi sau”?

    11:00, 16/08/2020

  • Bất cập logistics

    Bất cập logistics "cản chân" nông sản

    05:00, 20/07/2020

  • Chi phí logistics cao vì hoạt động như “cái chợ”

    Chi phí logistics cao vì hoạt động như “cái chợ”

    00:47, 20/07/2020

  • Doanh nghiệp “hốt hoảng” vì giá logistics

    Doanh nghiệp “hốt hoảng” vì giá logistics

    04:22, 15/07/2020

  • Chi phí logistics chuyển nông sản từ TP HCM ra Hà Nội cao gấp đôi đi nước ngoài

    Chi phí logistics chuyển nông sản từ TP HCM ra Hà Nội cao gấp đôi đi nước ngoài

    11:12, 09/07/2020

  • Việt Nam đã

    Việt Nam đã "dọn tổ đón đại bàng" thì cũng nên cải tổ lại ngành logistics

    05:10, 03/07/2020

  • Thị trường logistics sẽ sôi động trong thời gian tới

    Thị trường logistics sẽ sôi động trong thời gian tới

    04:30, 23/06/2020

NGUYỄN HỮU VIỆT - Giám đốc CTCP Liff Đông Phong