Chinh phục thị trường giầy dép nội địa: Bài toán không dễ!
Theo ông Trần Đình Thăng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Nhật Việt, sau khi “yên vị” ở vị trí xuất khẩu thứ nhì thế giới, nhiều "ông lớn" trong ngành giầy dép quay về chinh phục thị trường nội địa.
>>Dệt may, giày dép Việt Nam và “bài toán” nguyên phụ liệu
Theo ông Thăng, giày dép là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mặt hàng giày dép đã được xuất khẩu tới hơn 150 thị trường trên thế giới, trong đó, tập trung ở những thị trường chính như EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Mỹ…. Xuất khẩu giày dép tại Việt Nam trong mấy năm qua có mức độ tăng trưởng ổn định trên dưới 20%, là một ngành công nghiệp tiêu dùng đáng được ghi nhận, đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Sau khi “chững lại” do đại dịch COVID- 19, thị trường xuất khẩu mặt hàng giày dép đã phục hồi trong điều kiện “bình thường mới”. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 8,59 tỷ USD (tăng 13,6%), trong đó xuất khẩu giày dép đạt 7,31 tỷ USD (tăng 12,2%) so với cùng kỳ năm 2021. Các chủ xưởng, doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc nắm bắt và khai thác những lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mang lại nhằm tạo ra sự đột phá trong sản xuất, kinh doanh của DN và thúc đẩy xuất khẩu.
Các sản phẩm giầy dép của tông ty Nhật Việt nhắm vào 3 thị trường lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản để khai thác những điểm tương đồng về văn hóa và tiêu dùng. Ông Thăng cho biết, trong năm qua, số lượng xuất khẩu của công ty Nhật Việt đi Trung Quốc là 500,000 sản phẩm; Ấn Độ là 500,000 sản phẩm; Nhật bản là 100,000 sản phẩm. Để chinh phục các thị trường này, theo ông Thăng, các sản phẩm giầy dép cần phải có sự gần gũi với thiên nhiên và không ảnh hưởng đến môi trường, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người tiêu dùng.
>>Việt Nam xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép
Mải mê chinh phục thị trường thế giới, nhưng nhiều doanh nghiệp lại bỏ ngỏ thị trường trong nước, để các sản phẩm nhập ngoại chiếm đến 60% thị phần. Ông Thăng cho biết, lý do chính cho việc tiêu thụ sản phẩm nội địa chưa có chuyển biến lớn là do thị trường còn nhỏ, số lượng tiêu thụ ít nhưng đòi hỏi đầu tư cho mẫu mã là rất lớn, quay vòng vốn nhanh, và khả năng tồn kho cao nên tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Làm thế nào để phát triển thị trường tiêu thụ giày dép trong nước để “người Việt dùng hàng Việt” vẫn là một bài toán không dễ giải. Tuy vậy, công ty Nhật Việt vẫn quyết định quay trở lại chinh phục thị trường gần 100 triệu dân này với thành tựu bước đầu là trong năm 2021 vừa qua, thương hiệu Vento đã bán được 500.000 sản phẩm tại thị trường nội địa.
Theo ông Thăng, việc phát triển tại thị trường trong nước còn là giải pháp nhằm giảm thiểu hàng hoá nhập khẩu trong nước, giúp doanh nghiệp giải quyết tạm thời vấn đề cước vận tải cao và ứng phó những biến động kinh tế trên thế giới. Với nguyên liệu tại chỗ, nhân sự tại chỗ, cung ứng kịp thời, khả năng sản xuất hơn 100 mẫu mã/năm của công ty Nhật Việt, Vento mong muốn tạo nên một “đế chế” của riêng mình tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm