Kết nối nguồn lực, làm chủ công nghệ điện tử
Kết nối hợp tác giữa kỹ sư trong nước với kỹ sư người Việt ở nước ngoài là điểm cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
>>>Định hình lại ngành công nghiệp điện tử
Ông Peter Huỳnh - CEO Sun Electronics Group:
Ngành công nghiệp điện tử đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam đang ở giai đoạn vàng khi các tập đoàn quốc tế dần chuyển dịch nền kinh tế sản xuất hầu hết các ngành nghề từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á.
Muốn cạnh tranh với các nước và làm chủ công nghệ, thay vì đi từ giai đoạn sản xuất như một số nước đã thực hiện cách đây 30 năm, chúng ta cần bắt đầu từ công đoạn thiết kế sản phẩm, gia công và sản xuất tại Việt Nam. Để làm được điều này cần đầu tư chất xám, có đội ngũ chuyên gia và kỹ sư giỏi. Nguồn nhân lực được coi là chìa khoá quan trọng để phát triển công nghiệp công nghệ số một cách bền vững.
Kết nối và hợp tác giữa kỹ sư Việt Nam với kỹ sư Việt từ nước ngoài là điểm cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam với các quốc gia. Đây cũng là con đường hiệu quả để rút ngắn khoảng cách thời gian so với ngành công nghiệp điện tử thế giới và nhanh chóng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Hiện nay, có rất nhiều kỹ sư là người Việt Nam đang làm việc tại nhiều tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới như Apple, IBM, Cisco… và góp phần sản xuất sản phẩm cao cấp nhất cho thế giới. Với kinh nghiệm làm việc tại nhiều quốc gia, tôi có thể khẳng định, kỹ sư Việt Nam được đào tạo về công nghệ tốt, làm việc tại nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, có khả năng cạnh tranh với bất cứ quốc gia nào trong ngành điện tử.
Đội ngũ, trí tuệ, kiến thức trong lĩnh vực điện tử đã có sẵn, vấn đề còn thiếu hiện nay là kết nối để tạo nên sự hợp tác và phát triển cho ngành. Doanh nghiệp điện tử trong nước cần cử kỹ sư Việt Nam thực tế tại các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất tại các quốc gia phát triển để học hỏi kinh nghiệm thực tế, tiếp thu kỹ thuật hiện đại; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện để kỹ sư người Việt ở nước ngoài về nước làm việc, hướng dẫn kỹ sư Việt Nam.
Sự hợp tác này sẽ giúp nguồn nhân lực trong nước có cơ hội được đào tạo bài bản về kiến thức và thiết kế sản phẩm, sản xuất. Trong đó, người học có thể lựa chọn các trung tâm đào tạo điện tử cấp các chứng chỉ dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, các chương trình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế IPC - tiêu chuẩn bắt buộc với các kỹ sư điện tử trên thế giới mà Việt Nam chưa có; thiết kế sản phẩm; sản xuất EMS...
Sự hợp tác cũng hướng đến mục tiêu thiết kế và sản xuất những sản phẩm điện tử make in VietNam chất lượng cao. Quy trình này được thực hiện đúng luật, tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, sau đó chuyển giao công nghệ, sản phẩm đã hoàn thiện và cơ sở ở tại Việt Nam để tiếp tục sản xuất. Đây là một cách chuyển giao công nghệ thực tế và thiết thực nhất.
Có thể bạn quan tâm
Cánh cửa mới cho ngành công nghiệp điện tử và vi mạch Việt
12:52, 05/07/2022
Ngành điện tử - động lực xuất khẩu của Việt Nam
01:00, 04/12/2022
Thu hút dòng vốn FDI vào ngành điện tử
04:00, 17/02/2022
Giải pháp nào phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?
07:30, 15/02/2020
Doanh nghiệp Việt cần liên kết để tham gia chuỗi cung ứng ngành điện tử
01:00, 01/08/2019
Cách mạng 4.0 và lao động ngành điện tử Việt Nam
11:30, 12/05/2018
Trách nhiệm xã hội với ngành điện tử
17:37, 09/05/2018