Cánh cửa mới cho ngành công nghiệp điện tử và vi mạch Việt

Diendandoanhnghiep.vn Thiếu hụt chip trên toàn cầu là vấn đề nóng được các quốc gia quan tâm. Thấy được cơ hội trong khó khăn, ngành điện tử và vi mạch Việt từng bước mở ra hướng đi mới, phát triển mạnh hơn sau đại dịch.

>> Thu hút dòng vốn FDI vào ngành điện tử

Tìm hướng đi mới cho ngành điện tử và vi mạch Việt

Xã hội đang bước những bước chân đầu tiên vào kỷ nguyên dữ liệu lớn (data-era) - nơi mà sự gia tăng của những tiến bộ khoa học công nghệ mới như xe tự hành, điện toán đám mây, kết nối vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn và truyền thông không dây 5G. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khách quan đã dẫn đến thiếu hụt chip, vi mạch điện tử,… trên toàn cầu khiến các nhà máy đang phải vật lộn chạy hết công suất để đáp ứng kịp các đơn đặt hàng.

Thiếu hụt chip trên toàn cầu là một vấn đề nóng được các quốc gia hết sức quan tâm. Thấy được cơ hội trong khó khăn, ngành điện tử và vi mạch Việt đang từng bước mở cho mình hướng đi mới để phát triển mạnh hơn sau đại dịch.

Thiếu hụt chip trên toàn cầu là một vấn đề nóng được các quốc gia hết sức quan tâm. Thấy được cơ hội trong khó khăn, ngành điện tử và vi mạch Việt đang từng bước mở cho mình hướng đi mới để phát triển mạnh hơn sau đại dịch.

Việc thiếu hụt chip, vi mạch điện tử trên toàn cầu diễn ra khi đại dịch Covid ập đến, sự bùng nổ của công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) dẫn tới nhu cầu nguồn cung chip phục vụ các đơn đặt hàng sản xuất thiết bị điện tử tăng cao. Ngoài ra, cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đã khiến các quốc gia khó tiếp cận nguồn cung dẫn tới sự tích trữ nhiều hơn bình thường của các nhà sản xuất thiết bị điện tử.

Với tầm quan trọng của ngành công nghiệp điện tử và vi mạch hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và cơ chế thông thoáng nhằm thu hút sự đầu tư và tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp còn khá non trẻ này.

Nhà máy sản xuất chip led Điện Quang

Nhờ đầu tư dây chuyền đóng gói chip LED, dây chuyền SMT dán chip và sản xuất driver - board mạch,... Điện Quang đã làm chủ công nghệ sản xuất chip LED, đảm bảo sản xuất liên tục ngay trong đại dịch.

Hy vọng ở tương lai gần nền công nghiệp điện tử và vi mạch Việt sẽ có bước phát triển vượt bậc hơn. Rồi một ngày các công ty Việt Nam có thể đóng dấu sản phẩm của Việt Nam, mang nền công nghiệp điện tử và vi mạch vươn tầm hơn nữa.

>> Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử Việt Nam

Phát triển công nghiệp điện tử, vi mạch – tiền đề thúc đẩy ngành công nghiệp Việt

ông Hồ Quỳnh Hưng – Chủ tịch HĐQT Điện Quang

Ông Hồ Quỳnh Hưng – Chủ tịch HĐQT Điện Quang

Tại hội thảo “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất các thiết bị Điện tử, CNTT & Viễn thông 5G “Make in Viet Nam”, ông Hồ Quỳnh Hưng – Chủ tịch HĐQT Điện Quang cho biết: Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quá trình chuyển đổi số, ngành Điện - Điện tử lại càng thể hiện được tầm quan trọng hàng đầu. Điện - Điện tử được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, chi phối nhiều lĩnh vực khác như cơ khí, điện, nhựa và hóa chất,... và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Hiện tại, doanh nghiệp nào tự chủ được công nghệ và một phần vật liệu sẽ có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm công nghệ có hàm lượng chất xám cao. Điện Quang đã chủ động trang bị các dây chuyền sản xuất, sở hữu dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa cao nhập khẩu từ các  quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Đức phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển, thử nghiệm và sản xuất. Chính nhờ vậy mà trong suốt thời gian đại dịch Covid hoành hành Điện Quang vẫn không bị đứt gãy chuỗi cung ứng, vẫn có thể vừa sản xuất vừa chống dịch thậm chí còn có thể cung ứng các sản phẩm theo đơn đặt hàng của đối tác.

Điện - Điện tử được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, chi phối nhiều lĩnh vực khác như cơ khí, điện, nhựa và hóa chất,... và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Điện - Điện tử được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, chi phối nhiều lĩnh vực khác như cơ khí, điện, nhựa và hóa chất,... và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay bày tỏ sự mong muốn sử dụng vi mạch “Make in Việt Nam” để đưa vào sản phẩm thay vì phải dùng sản phẩm nhập khẩu nước ngoài với tính phụ thuộc và chi phí rất cao. Chính vì vậy cần có sự bắt tay của các doanh nghiệp, cộng đồng Điện tử, CNTT, Viễn Thông và các ngành công nghiệp phụ trợ để cho ra đời các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao ở trong nước mang thương hiệu “Make in Việt Nam”.

ông Nguyễn Ái Hữu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Xelex

ông Nguyễn Ái Hữu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Xelex

Cũng theo ông Nguyễn Ái Hữu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Xelex, việc đầu tư vào nền công nghiệp điện tử tại Việt Nam không những đòi hỏi các nguồn kinh phí đầu tư ban đầu khổng lồ mà còn cần có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia, kỹ sư có trình độ chuyên môn vững vàng. Là một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các dòng máy tính bảng, laptop, máy server và các thiết bị điện tử bảo mật chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam. Xelex làm chủ được toàn bộ công nghệ thiết kế, quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chất lượng quốc tế.

Đặc biệt, Xelex là một trong năm công ty trên thế giới được Tập đoàn Intel công nhận có đủ khả năng thiết kế dòng máy tính cao cấp chạy trên nền tảng hệ Chip mới nhất của Intel.

Điện Quang và Xelex đã ký kết hợp tác chiến lược để cho ra đời những sản phẩm mang thương hiệu “Make in Việt Nam”

Điện Quang và Xelex đã ký kết hợp tác chiến lược để cho ra đời những sản phẩm mang thương hiệu “Make in Việt Nam”

Cũng tại hội thảo “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất các thiết bị Điện tử, CNTT & Viễn thông 5G “Make in Viet Nam”. Điện Quang và Xelex đã ký kết hợp tác chiến lược để cho ra đời những sản phẩm mang thương hiệu “Make in Việt Nam”. Sắp tới Điện Quang sẽ là đối tác chiến lược không những hợp tác sản xuất mà còn cung cấp các thành phần linh kiện khác phục vụ cho các dòng sản phẩm máy tính bảng, laptop, máy server và các thiết bị điện tử của Xelex. Việc ký kết hợp tác lần này giữa hai doanh nghiệp đã mở ra nhiều kỳ vọng cho tương lai ngành công nghiệp Điện tử, CNTT và Viễn thông 5G Việt Nam nói chung và hai doanh nghiệp Xelex và Điện Quang nói riêng. Qua đó hy vọng tương lai gần ngành công nghiệp điện tử và vi mạch Việt sẽ có bước phát triển vượt bậc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cánh cửa mới cho ngành công nghiệp điện tử và vi mạch Việt tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711688017 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711688017 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10