Chuyển đổi xanh từ chiếc nắp hộp để vào thị trường châu Âu
Không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về xuất xứ nguyên liệu, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm… ngay cả nắp hộp, thìa nhựa đều phải chuyển đổi sang loại thân thiện với môi trường.
>>>Hàng Việt mạnh mẽ tiến vào thị trường châu Âu
Phó Tổng giám đốc Minh Trung Group Nguyễn Đắc Trung cho biết:
Ngoài thị trường nội địa, sản phẩm đồ hộp thực phẩm với thương hiệu cháo sen bát bảo Minh Trung được xuất ngoại. Hiện nay, sản phẩm đã có mặt tại thị trường Pháp, Hà Lan, Đài Loan, Nhật Bản, trong đó có chuỗi phân phối thực phẩm lớn NTP tại châu Âu.
Là sản phẩm tiện ích nhưng với đặc thù là đồ hộp thực phẩm cần đáp ứng tiêu chuẩn cao như nguyên liệu sạch, không chất bảo quản, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng… Do vậy, muốn đi được dài, phải làm thật, công ty đã đầu tư vùng nguyên liệu khép kín từ gieo trồng đến thu hoạch, sản xuất; đầu tư công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, để ra biển lớn, công ty gặp nhiều khó khăn.
Thứ nhất, tiếp cận và tìm kiếm khách hàng. Công ty đã đi theo các kênh: chương trình xúc tiến thương mại tại các nước, mở rộng trên trang thương mại điện tử toàn cầu, các trang web…
Thứ hai, nghiên cứu đánh giá sản phẩm từ những phản hồi của đối tác. Sau khi tiếp cận khách hàng, công ty đã gửi biếu, tặng sản phẩm để khách hàng trải nghiệm và nhận lại được rất nhiều ý kiến phản hồi, trao đổi quý giá của đối tác để điều chỉnh mẫu mã, kích thước, nguyên liệu chế biến cho phù hợp với khẩu vị, thói quen của người tiêu dùng.
Từ những ý kiến được tiếp thu, công ty chắt lọc, dành gần 1 năm để đánh giá, nghiên cứu xem cần thay đổi thế nào. Cuối cùng công ty hoàn thiện sản phẩm để thị trường các nước đón nhận.
Thứ ba, đáp ứng các tiêu chí khắt khe của thị trường nước ngoài, mỗi thị trường có yêu cầu đặc thù riêng. Tại thị trường Nhật Bản, ngoài các chứng chỉ chung, cần đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng sản phẩm. Minh Trung mất 2 tháng cho việc kiểm định về nguyên liệu thực phẩm, phân tích hàm lượng giá trị dinh dưỡng…
Từ kết quả có được, công ty báo cáo gửi lại để cơ quan chức năng của Nhật Bản kiểm định lại. Ngoài ra, công ty hoàn thiện giấy tờ thủ tục theo yêu cầu của hiệp định thương mại để giảm thuế nhập khẩu, không làm tăng chi phí cho đối tác.
Tại thị trường châu Âu là những khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững. Trong đó, sản phẩm đồ hộp thực phẩm có thìa và nắp bằng nhựa. Để hạn chế đồ nhựa, công ty đã nghiên cứu và thay thìa nhựa bằng thìa gỗ mềm (vốn là nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam), sử dụng nắp nhựa sinh học, tự phân huỷ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và tiêu chuẩn châu Âu
Cuối cùng, chiến lược tiếp thị và hậu mãi bán hàng. Tuy đã đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ tại nước bạn nhưng doanh nghiệp không thể để hệ thống tự chạy. Công ty đã dành thời gian, chi phí cho công tác tìm hiểu thị trường, văn hoá và hành vi tiêu dùng nước bạn.
Qua thời gian tìm hiểu thị trường, công ty nhận thấy ngoài những khó khăn trên, các đơn vị bán hàng, hệ thống phân phối cũng đối mặt với nhiều khó khăn khác, cần có sự chung tay trực tiếp của doanh nghiệp sản xuất để tháo gỡ chứ không thể trao đổi, gỡ khó qua email…
Có thể bạn quan tâm
Song hành chuyển đổi xanh và chuyển đổi số
15:49, 13/06/2023
Cần ưu tiên vốn lớn, vốn rẻ cho chuyển đổi xanh
02:05, 13/02/2023
Chuyển đổi xanh thông qua ESG
12:27, 29/11/2022
Tận dụng “lợi thế đi trước” tại thị trường châu Âu
02:00, 29/08/2021
Tìm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường châu Âu
04:00, 10/08/2021
Doanh nghiệp đơn lẻ khó thâm nhập thị trường Châu Âu
05:00, 20/05/2019
Ngành dệt may trước áp lực môi trường và "mở cửa" vào thị trường Châu Âu
11:15, 04/08/2019