Triết lý của “ông già” nghìn tuổi
Tại sao có những doanh nghiệp tồn tại hàng trăm năm nhưng cũng có những doanh nghiệp chết ngay sau khi ra đời? Hẳn phải có nguyên do đặc biệt nào đó!
>>Doanh nghiệp logistics nắm bắt xu hướng "xanh hoá"
Điểm chung của các doanh nghiệp tồn tại trên 100 năm - đó là triết lý kinh doanh rõ ràng, hầu như không bao giờ thay đổi cho dù nhịp sống kinh tế biến chuyển hàng giờ.
Có điều, những doanh nghiệp lâu đời nhất thế giới còn hoạt động, như Shumiya Shinbutsuguten 994 tuổi, Chateau de Goulaine 1,018 tuổi, Nakamura Shaji 1,048 tuổi - hoàn toàn không có mặt trong danh sách doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu ở thời điểm hiện tại.
Tồn tại trong thị trường cạnh tranh đồng nghĩa với cuộc thanh lọc dữ dội - cách thức sản xuất, phân phối của các tổ chức kinh tế nghìn tuổi đã trở thành đặc trưng văn hóa quốc gia, gần như không thể xóa bỏ.
Hơn 1000 năm, Nakamura Shaji chỉ xây dựng công trình kiến trúc hoàng gia Nhật Bản, họ không màng mở rộng thị phần, lĩnh vực - nhờ triết lý có vẻ khô khan ấy đã giúp họ được tin cậy tuyệt đối như một tổ chức có khả năng bảo tồn văn hóa truyền thống, họ không vào vai nhà tư bản chỉ biết đến giá trị thặng dư.
Để lại ý nghĩa gì cho thế giới kinh doanh hiện đại? Rất nhiều doanh nhân có thể nói bất tận về triết lý của họ. Song, không phải cứ “dán mác” triết lý là nghiễm nhiên đúng. Điểm xuất phát ở đây được hiểu là nền tảng hệ thống tri thức, tư tưởng đã được chứng minh qua hàng nghìn năm, đúc kết thành các nguyên lý, quy luật, phạm trù = Triết học. Triết học cho phép chúng ta vận dụng nó thành những bài học nhỏ, công cụ cụ thể giúp giải quyết những vấn đề cụ thể, gọi là triết lý.
Bất kỳ sự tồn tại nào cũng phải hợp quy luật, xét trong phạm vi kinh tế, ví như quy luật “cung - cầu”. Rõ ràng, khai sinh một doanh nghiệp tức là tham gia phần “cung”. Nhưng, “cung” cho ai? như thế nào? Lại phải xem xét phần “cầu”. Phương pháp luận ở đây là: sản xuất tốt mà thừa thãi cũng trở thành xấu.
Nakamura Shaji cực kỳ khôn ngoan, tập trung vào nguồn “cầu” vô hạn để phát triển bền vững. Xu thế toàn cầu này nay, việc bảo tồn được nâng lên ngang tầm với phát triển.
Khi chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh, mọi triết lý kinh doanh đều buộc nhà tư sản như một chiến binh, phải bằng mọi giá để giành thị phần, sản xuất tối đa giá trị thặng dư, đó là triết lý kinh doanh khai thác tối đa sức lao động, tàn phá vô tội vạ giá trị đạo đức, tự nhiên.
Nhưng ngày nay, triết lý kinh doanh hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp cân bằng giữa “khai thác” và “tái tạo”. Chẳng phải thế giới đang nhìn những tập đoàn dầu mỏ với ánh mắt dè chừng đấy thôi.
Không thể nhìn phần “cầu” đơn thuần là đối tượng tiêu thụ hàng hóa, ở đó có tâm hồn, thị thiếu, cảm xúc, nhân văn. Người tiêu dùng tại các quốc gia văn minh bắt đầu tẩy chay hàng hóa sản xuất có “mồ hôi nước mắt” của trẻ em, người già; nguồn gốc tận diệt môi sinh.
Có thể bạn quan tâm