Dự thảo Nghị định về lĩnh vực giáo dục: Một số quy định còn thiếu hợp lý
Theo VCCI, một số quy định trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, còn thiếu hợp lý…
Theo đó, trả lời công văn số 4064/BGDĐT-HTQT của Bộ Giáo dục và Đào tạo việc góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số quy định còn thiếu hợp lý.
Cụ thể, về chương trình đào tạo của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam Điều 6 Dự thảo (sửa đổi, bổ sung Điều 17.2 Nghị định 86) quy định Chương trình đào tạo của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam là chương trình… bảo đảm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Theo VCCI, quy định này tạo thêm yêu cầu về giấy tờ chứng minh sở hữu trí tuệ và không cần thiết khi duyệt cấp phép trong khi chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục trước đó. Đồng thời, quy định về chương trình đào tạo của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tại điểm a Điều 13 Dự thảo (sửa đổi, bổ sung Điều 37.1 Nghị định 86) không đề cập đến tiêu chí này.
Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất và tính hợp lý của quy định, hạn chế thủ tục hành chính không cần thiết, VCCI đề nghị ban soạn thảo cân nhắc bỏ yêu cầu này.
Về cơ sở vật chất của tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nước ngoài Điều 7.2 Dự thảo (sửa đổi, bổ sung Điều 18.2 Nghị định 86) quy định về địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ phục vụ liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài phải đảm bảo an toàn, chất lượng cho công tác tổ chức thi;…
VCCI cho rằng, quy định như vậy là chung chung, không rõ ràng và tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau, bởi doanh nghiệp không có cơ sở xác định thế nào là “đảm bảo an toàn, chất lượng” cho công tác tổ chức thi.
“Do đó, để đảm bảo thuận lợi khi áp dụng trên thực tế, đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ nội dung trên”, VCCI góp ý.
Về hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, Điều 15 Dự thảo (sửa đổi Điều 53.2 Nghị định 86) quy định về điều kiện cho phép tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam như: Đối với cơ sở giáo dục nước ngoài: Có thời gian hoạt động giáo dục ít nhất là 05 năm ở nước sở tại; đã được kiểm định chất lượng giáo dục hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng giáo dục; Đối với tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục: phải có các hoạt động liên quan đến giáo dục ít nhất 05 năm ở nước sở tại.
Theo VCCI, quy định đã nêu được hiểu là chỉ đặt ra điều kiện về việc kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục nước ngoài. Trong khi đó, quy định về thành phần hồ sơ tại Điều 54 Nghị định 86 vẫn đặt ra yêu cầu về giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền đối với cả tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và cơ sở giáo dục nước ngoài.
Do vậy, để đảm bảo tính thống nhất khi áp dụng và triển khai trên thực tế, VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ về yêu cầu nộp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
“Cần đề án về giáo dục nghề nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0”
11:18, 22/10/2021
Startup công nghệ giáo dục Geniebook gọi vốn thành công 16,6 triệu USD
04:26, 21/10/2021
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Nâng cao giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật
19:40, 19/10/2021
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Sớm đưa hoạt động giáo dục dần trở lại bình thường mới
20:14, 15/10/2021
Ngành giáo dục lại “đau”?
06:36, 14/10/2021