Khoa học chứng minh 2021 là năm ngắn nhất lịch sử, bảo sao chưa kịp làm gì đã hết...
Theo đó, tốc độ quay của Trái Đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Mặt Trăng, Mặt Trời, thủy triều và chuyển động bên trong hành tinh.
Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng năm 2021 là năm ngắn nhất lịch sử, ngắn hơn trung bình khoảng 65 mili giây. Để các bạn có thể tính toán nhanh thì 1000 mili giây = 1 giây. Chẳng đáng là bao cả, chỉ là do 1 năm dịch bệnh chúng ta phải ở nhà nhiều nên thấy 2021 quá ngắn ngủi thôi...
Nhà truyền thông khoa học Graham Jones tại công ty TimeAndDate cho biết nguyên nhân là do tốc độ Trái Đất quay đang nhanh hơn. Chỉ một thay đổi nhỏ trong tốc độ quay của Trái Đất cũng có thể khiến một ngày dài hoặc ngắn hơn một phần nhỏ của giây so với mức trung bình 86.400 giây.
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm địa chất hoặc các quan sát về nhật thực. Ngoài ra, việc này còn liên quan tới quỹ đạo Mặt Trăng và khoảng cách của Mặt Trăng với Trái Đất, chuyển động của đại dương và chuyển động bên trong hành tinh.
Các nhà khoa học cũng cho rằng Trái Đất đã quay chậm lại trong một thời gian dài, khiến các năm dần dần dài ra.
Từ những năm 1960, các nhà khoa học đã thu thập được số liệu đo độ dài ngày bằng đồng hồ nguyên tử - loại đồng hồ cực kỳ chính xác, không nhanh hay chậm quá 0,0000001 giây mỗi năm so với đồng hồ lý tưởng.
Nhờ đồng hồ nguyên tử, các nhà khoa học biết chính xác khi nào thì độ dài ngày sai lệch so với mức trung bình.
"Khi thời gian nguyên tử được quốc tế chấp thuận vào năm 1967, các đồng hồ nguyên tử ổn định hơn 100 lần so với năm Mặt Trời. 30 năm qua, đồng hồ nguyên tử đã được cải tiến hơn một triệu lần", chuyên gia về đồng hồ nguyên tử Kurt Gibble, giáo sư vật lý tại Đại học bang Pennsylvania, cho biết.
https://cafebiz.vn/khoa-hoc-chung-minh-2021-la-nam-ngan-nhat-lich-su-bao-sao-chua-kip-lam-gi-da-het-20220104201145009.chn
Có thể bạn quan tâm