Chuyện “buôn đất”
Sự biến động mạnh của thị trường bất động sản thời gian vừa qua đã đẩy những doanh nghiệp, nhà đầu tư địa ốc vào thế tiến thoái lưỡng nan với nhiều câu chuyện dở khóc dở cười.
>>> Đừng chờ “bắt đáy” bất động sản
Ngồi café với phóng viên trong một buổi sáng trời đông, anh Trần Dũng - một nhà đầu tư bùi ngùi hồi tưởng, trước kia là kỹ sư xây dựng, đồng thời là Chủ tịch công ty chuyên về thi công công trình có tiếng tại Sài Gòn với vài trăm nhân sự, đã từng triển khai nhiều dự án lớn trong cả nước. Một lần về thăm nhà ở Đà Nẵng năm 2020 cũng nhân tiện ký hợp đồng thi công, anh nghe bạn bè kể đang trúng lớn khi đầu tư vào các lô đất ven Quảng Nam và Đà Nẵng.
Cú “ôm cua” định mệnh
Nghe vậy, máu kinh doanh trỗi dậy, lại mang căn tính thích đầu tư mạo hiểm, anh Dũng âm thầm tìm hiểu thị trường thông qua các sàn giao dịch và môi giới địa phương tại những nơi anh dự định “xuống tiền”. Sẵn tiền công trình trong tay, anh quyết định chuyển cọc 3 lô biệt thự thuộc dự án ven sông Cổ Cò sau khi đã “ngấm” tư vấn của cô nhân viên môi giới, rằng: Chỉ cần chuyển cọc là anh đã nắm chắc trong tay lợi nhuận x3 trong thời điểm đó.
Gần như nắm chắc 95% phần thắng trong tay, anh Dũng ngẫm lại nếu trong trường hợp rủi ro nhất là mình không bán được thì cũng đã có sàn giao dịch mua lại cùng với cam kết lợi nhuận cao thì với rủi ro 5% còn lại chẳng đáng gì để quan tâm. Nghĩ như thế anh quyết định gom toàn bộ tiền công trình và khoản vốn dự phòng cũng như làm hồ sơ vay thêm ngân hàng, tài sản thế chấp là nhà ở và máy móc công trình cũng như xưởng sản xuất để có một khoản vốn kha khá, vài chục tỷ trong tay và đặt mục tiêu nhảy vào thị trường BĐS để trở thành một nhà đầu tư số má.
Ngẫm tính anh lại thấy quyết định chuyển hướng đầu tư của mình là đúng vì so với những công trình xây dựng anh nhận về, mức lợi nhuận từ việc đầu tư này là quá “khủng” và đặc biệt nhàn rỗi hơn so với công việc anh đang làm.
>>> Nguồn cung tăng có giúp giảm giá nhà Hà Nội?
Thanh toán 100% 03 lô biệt thự hơn mười bốn tỷ đồng, cầm trong tay bản hợp đồng còn thơm phức mùi dấu đỏ, lòng anh Dũng tràn trề hy vọng, nghĩ đến viễn cảnh nay mai giao dịch ký hợp đồng bán lại cho nhà đầu tư mới và thu về gần 20 tỷ đồng, mức lợi nhuận thấp nhất mà anh tự định là ông bà nói chẳng sai “làm cả đời không bằng lời lô đất”.
Sẵn trong tay đang còn dư vốn và dòng tiền công trình vừa về, anh dạo vòng quanh Hội An và bắt gặp dự án Casamia, mới xem qua đã ghiền và con số lợi nhuận cứ nhảy múa trong đầu. Gọi điện cho người bạn rủ mua cùng với anh cho vui, khi nghe sự chần chừ từ phía bạn anh nói: “chỗ đẹp thế này mà mày sợ gì, mỗi thằng làm căn biệt thự để đó về nghĩ ngơi, cùng lắm chưa bán ra thì để đó rủ anh em bạn bè, vợ con về nghĩ dưỡng ăn chơi chứ có mất đi đâu. Tao thấy nó sinh lời siêu khủng đấy, quất đi”.
Lên đời “địa chủ”
Thời điểm thị trường BĐS đang còn “nóng sốt” khắp nơi, Đà Nẵng, Quảng Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó, thời điểm mà nhân viên môi giới, nhà đầu tư, đại gia còn nhiều hơn dân bản địa.
Bạn tôi, tổng giám đốc một công ty BĐS (xin được giấu tên) có tiếng chia sẻ: “Thời điểm khi còn là môi giới tự do, thấy được sự phát triển của thị trường nên anh quyết định thành lâp công ty bất động sản chuyên phân phối và phát triển dự án. Có được ít vốn tích góp ban đầu, mạnh dạn nhận 30 lô biệt thự của một dự án nam Đà Nẵng bằng cách ký quỹ cho chủ đất (nhà đầu tư cá nhân), thực tế đây là những lô anh sang tay lại từ nhà đầu tư (NĐT) F1 để tiếp tục bán, trường hợp bán hết thì anh sẽ trúng đậm, còn ngược lại sẽ mất sạch vốn ký quỹ trên.
Tình thế thị trường thời điểm năm đó quá “nóng” đã giúp anh từ ông chủ một công ty BĐS nhỏ, vươn lên trở thành ông chủ công ty BĐS có số má trên thị trường. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa đã giúp anh trở thành một đại gia thực sự trong làng BĐS.
Trong đầu tư kinh doanh có một câu nói nổi tiếng của tỉ phú Warren Buffett: “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi”. Trong lá thư gửi cho cổ đông, nhà đầu tư để cảnh báo về tình trạng này tỉ phú Warren Buffett đã viết và lưu ý: Thứ nhất, đừng đầu tư quá nhiều cho chi phí quản lý thông qua quỹ đầu tư. Thứ hai, quyết định mua bán dựa trên lời đồn, thay vì suy luận. Thứ ba, mua bán chụp giật trong thị trường dựa theo cảm tính.
Khi thấy vốn được chuyển từ sản xuất sang đầu cơ, các công ty không tạo ra lợi nhuận từ kinh doanh mà từ buôn đất và những người bình thường bỏ bê công việc để dùng tiền “lướt sóng”, đầu cơ vào nhà đất đang lên đỉnh dù không có cơ sở. Đó là dấu hiệu của nền kinh tế sắp rơi vào khủng hoảng và phải biết sợ hãi trước sự phi lý trí của đám đông.
Có thể bạn quan tâm
Thời điểm đầu tư bất động sản thương mại
03:00, 12/01/2023
Hiệu suất sinh lời của VMI nhìn từ mô hình quỹ tín thác đầu tư bất động sản
16:30, 11/01/2023
Đầu tư bất động sản tại Bàu Bàng: Xu thế trọng điểm tại thị trường phía Bắc Bình Dương
05:14, 18/11/2022
Nhà đầu tư bất động sản Đà Nẵng đang bắt đáy?
03:00, 11/11/2022
Đầu tư bất động sản thời kỳ trầm lắng: Chuyên gia gọi tên Phú Quốc
08:00, 08/11/2022