Nhà đầu tư bất động sản Đà Nẵng đang bắt đáy?

Diendandoanhnghiep.vn Giá đất nền liên tục sụt giảm, khách sạn, nhà hàng kinh doanh ế ẩm, rao bán hàng loạt là thực trạng đang diễn ra tại thị trường bất động sản Đà Nẵng.

->> Đà Nẵng sẽ đấu giá 14 khu đất lớn

Liên tục gặp khó khăn bởi lượng khách du lịch sụt giảm vào mùa thấp điểm, nguồn tài chính cạn kiệt… đã khiến thị trường địa ốc Đà Nẵng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Thị trường địa ốc Đà Nẵng đang rất ảm đạm.

Thị trường địa ốc Đà Nẵng đang rất ảm đạm.

 

Đất nền ế ẩm

Thực tế ghi nhận thị trường đất nền một số khu vực như khu đô thị như Nam Việt Á, FPT City (Q. Ngũ Hành Sơn), phía Tây Bắc Tp. Đà Nẵng… liên tục giảm giá trong thời gian gần đây.

Giá đất nền tại khu đô thị Nam Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ đã giảm khoảng 20% so với thời điểm giữa năm 2022.

Giá đất nền tại một số khu đô thị đã giảm khoảng 20% so với thời điểm giữa năm 2022.

Đơn cử như giá đất nền tại khu đô thị Nam Việt Á đang giảm khoảng 400-500 triệu đồng/lô tùy vị trí, tương đương khoảng 20-30% giá trị so với thời điểm đầu năm 2022.

Cụ thể, với các tuyến 7,5m đường Nguyễn Thế Kỷ, Đa Phước, Tùng Thiện Vương… giá dao động từ 4,0-4,2 tỷ đồng/lô ứng với diện tích khoảng 100m2.

Cũng tại khu đô thị Nam Việt Á, các tuyến đường 11,5m như Đoàn Khuê, Nghiêm Xuân Yêm… giá dao động khoảng 50-57 triệu đồng/m2 tùy vị trí và diện tích. Mức giá trên trung bình đã giảm khoảng 20% so với thời điểm giữa năm.

Lác đác vài khách có nhu cầu định cư thăm dò thị trường đất nền tại khu vực Hòa Xuân.

Lác đác khách hàng có nhu cầu định cư thăm dò thị trường đất nền Đà Nẵng

Dạo quanh một vòng thị trường đất nền cùng khu vực cũng chứng kiến cảnh tượng tương tự, cũng với hạ tầng hoàn chỉnh, mỹ quan và các tiện ích được chú trọng nhưng thị trường và sức mua không mấy sáng sủa.

Tại khu vực đất nền xung quanh cầu Đồng Nò chứng kiến lác đác vài khách hàng dạo quanh thăm dò thị trường, các văn phòng môi giới bất động sản tại đây gần như yên ắng vì cả ngày không có khách hỏi giao dịch.

Liên tục sang nhượng và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng tuyến phố du lịch Nguyễn Văn Thoại, TP Đà Nẵng vẫn ảm đạm.

Liên tục sang nhượng và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng tuyến phố du lịch Nguyễn Văn Thoại, TP Đà Nẵng vẫn ảm đạm.

Bán cắt lỗ

Theo anh B.Trung, chuyên môi giới bất động sản khu vực Nam Việt Á chia sẻ: “Những năm gần đây, thị trường đất nền tại Đà Nẵng có nhiều biến động và có sự tăng giảm liên tục mà không theo bất kỳ chu trình nào, bất kể cuối năm hay đầu năm”.

Cũng theo anh Trung, hiện nay các khách hàng hỏi mua chủ yếu có nhu cầu định cư lâu dài, còn đầu tư ít mà chủ yếu “ra hàng” do không chịu được áp lực tài chính khi vay ngân hàng.

"Nắm bắt thực tế hiện nay khi người bán chủ yếu cần tiền để thanh khoản nhanh các khoản nợ khi không “gồng’ nổi lãi vay đã khiến người mua ‘dễ thở” và có nhiều sự lựa chọn hợp lý hơn" - anh Trung cho biết.

Còn theo anh Lập, nhân viên môi giới bất động sản bộc bạch, hiện nay đa số người rao bán đều trong “trạng thái” cần tiền để thanh khoản gấp do nguồn tài chính hạn hẹp nên xảy ra hiện tượng “ép hàng” khi giao dịch là điều khó tránh khỏi và hầu như không có tiền lệ vì giá bán thường theo thị trường của từng khu vực.

Đơn cử, anh Lập dẫn chứng trường hợp cặp vợ chồng vừa đến từ Quảng Trị vào một dự án ở Đà Nẵng mua đất nhưng nắm bắt tâm lý chủ đất đang rất cần tiền nên đã “ép giá” rẻ hơn thị trường 200 triệu đồng/lô nhưng chủ đất vẫn đồng ý giao dịch.

Nhìn chung, thị trường địa ốc tại các khu vực tại Đà Nẵng đang chứng kiến lượng người bán nhiều hơn người mua bởi cùng một nguyên nhân tài chính gặp khó khăn khi ngân hàng siết tín dụng.

Khan hiếm dòng tiền

Theo báo cáo mới nhất của Bộ xây dựng về thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm 2022 ghi nhận, hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản còn có nhiều khó khăn do có vướng mắc trong thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án đặc biệt là việc chấp thuận chủ trương đầu tư và thủ tục giao đất, tính tiền sử dụng đất.

Kế đến, việc kiểm soát chặt chẽ của thị trường tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu nên các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để triển khai dự án; đồng thời, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến cho phí của doanh nghiệp cũng tăng cao gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng: Năm 2021 đến năm 2022 nguồn tín dụng vào bất động sản cũng được quản lý chặt hơn, room khắt khe hơn nên dòng tiền chảy vào thị trường rất khan hiếm. Từ đó, các nhà đầu tư, nhà tiêu dùng muốn đầu tư sản phẩm, kinh doanh mà không có tiền thì không thể thực hiện được nên các giao dịch giảm đi.

Theo khảo sát của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, giá BĐS hiện nay đã tăng rất mạnh trở lại, thời điểm này đã tăng 30% so với năm 2021 và 50% so với 2019, có phân khúc tăng đến 100%. Tuy nhiên, thực trạng nói chung số lượng dự án vẫn đang còn hạn chế và chưa có dấu hiệu cải thiện. Theo đó, trong quý IV/2022 địa phương cần đảm bảo nguồn cung về đất nền phải đảm bảo pháp lý tiếp tục hút đầu tư. Đến năm 2023, từng bước sẽ tháo gỡ vướng mắc để thị trường dần lấy lại được niềm tin và lực hút đầu tư dần mạnh lên.

Theo ông Đính, thị trường bất động sản Đà Nẵng là các khu vực tiềm năng trong tương lai. Đặc biệt, với lợi thế về bất động sản du lịch khi Việt Nam trở thành cường quốc của ngành du lịch thì Đà Nẵng sẽ là điểm đến, thủ phủ, là vùng có lợi thế mạnh để thu hút du lịch, các nhóm khách hạng sang.

Đề xuất “gỡ khó” cho thị trường bất động sản miền Trung, ông Nguyễn Văn Đính kiến nghị trong thời gian ngắn hạn, các chính sách cần cấp bách phê duyệt dự án cấp thiết cho xã hội, tăng nguồn cung mới, giảm giá nhà ở. Đồng thời, đối với gói hỗ trợ lãi suất 2% cần phân bổ công bằng cho các lĩnh vực kinh doanh và việc kiểm soát tín dụng dẫn đến nguồn vốn khó khăn sẽ là các nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến nhà phát triển, chủ đầu tư - các nhóm ngành nghề liên quan - khách hàng - ngân hàng - Nhà nước.

"Ngoài ra, cần khơi thông dòng vốn thúc đẩy dòng vốn tín dụng có kiểm soát vào các dự án bất động sản trọng yếu, phù hợp nhu cầu xã hội, thị trường, người lao động. Đối với lĩnh vực nhà ở xã hội nên được đẩy mạnh tháo gỡ. Đặc biệt, chính quyền địa phương nên quyết liệt hơn trong công tác phê duyệt dự án", ông Nguyễn Văn Đính đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhà đầu tư bất động sản Đà Nẵng đang bắt đáy? tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714074976 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714074976 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10