Vì sao bất động sản TP.HCM tăng trưởng âm?

VI ANH 08/08/2023 18:10

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, trong nửa đầu năm, hoạt động thị trường bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng âm khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức và nỗ lực để duy trì hoạt động.

>>Các địa phương đồng loạt gọi vốn đầu tư nhà ở xã hội

Dựa trên báo cáo về số liệu nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn trong Q2 của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP.HCM đã ghi nhận mức tăng trưởng âm (giảm 11,58%) so với cùng kỳ, trong khi Q1 cũng giảm 16,2%. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản cũng giảm 8,3% so với cùng kỳ.

Có thể thấy, số liệu trên thể hiện rằng dù thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi, giảm đà rơi. Điều này cũng tác động tích cực đến ngành xây dựng, dẫn đến sự phục hồi.

Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP.HCM đã ghi nhận mức tăng trưởng âm.

Thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi

Cũng trong 6 tháng đầu năm, lượng doanh nghiệp đăng ký cấp phép thành lập mới ít hơn một nửa so với cùng kỳ, còn khoảng 689 doanh nghiệp (giảm 52,6%) với mức vốn đăng ký là 26.750 tỷ đồng (giảm 63,5% so với cùng kỳ nửa đầu năm ngoái).

Theo đó, chỉ có 8 dự án trong toàn thành phố đáp ứng đủ yêu cầu để huy động vốn cho việc xây dựng nhà ở trong tương lai, với tổng cộng 6.313 căn hộ, mức này đã giảm đi 33,3% so với sáu tháng đầu năm 2022. Trong khoảng thời gian từ đầu năm đến hiện tại, chỉ có 2 dự án nhà ở thương mại đã được chấp thuận về chủ trương đầu tư đồng thời với việc chấp thuận của nhà đầu tư.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết, đến tháng 7, thị trường bất động sản tại thành phố vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Với sức mua hiện đang rất yếu, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với việc thiếu nguồn tiền, sự giảm sút của thanh khoản và thậm chí có doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì thanh khoản.

Đa phần các doanh nghiệp bất động sản cũng đang bị nghẽn trong việc huy động các nguồn vốn khác như bị nghẽn nguồn vốn từ trái phiếu doanh nghiệp hoặc khó khăn trong việc huy động vốn từ phía khách hàng.

Tình hình này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bất động sản mà còn có tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi kinh tế của thành phố. Ông Châu đánh giá rằng tốc độ tăng trưởng đang dần chậm lại nhưng vẫn chưa đủ để tạo ra tín hiệu lạc quan.

Trong trường hợp chính sách nới lỏng để cho phép doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ quý 3, sẽ là giải pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp bất động sản trong những tháng cuối năm.

 Lượng doanh nghiệp đăng ký cấp phép thành lập mới ít hơn một nửa so với cùng kỳ.

Lượng doanh nghiệp đăng ký cấp phép thành lập mới ít hơn một nửa so với cùng kỳ.

>>Lãi suất ngân hàng giảm: Bất động sản kỳ vọng đón dòng tiền trở lại

Ông Ngô Quang Phúc – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, hiện nay việc hoàn thiện pháp lý cho một dự án bất động sản đòi hỏi thời gian từ 2 - 3 năm là điều tất yếu. Tuy nhiên, để thị trường bất động sản phục hồi, các dự án cần phải có quy trình pháp lý nhanh chóng, sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu thị trường và có khả năng tiếp cận thị trường.

Ông Phúc cho rằng, để thị trường bất động sản phát triển, yếu tố quan trọng nhất là rút ngắn thời gian làm thủ tục pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và hỗ trợ từ phía chính quyền để dự án có thể nhanh chóng ra mắt thị trường với pháp lý hoàn chỉnh. Các thủ tục không cần thiết nên được loại bỏ để tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí và hạ thấp giá thành.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng lãi suất cần phải được giảm để hướng tới việc người tiêu dùng có thể mua bất động sản để ở thực sự. Thêm vào đó, thị trường cần phải cải thiện về thanh khoản và tạo niềm tin tốt hơn cho người mua. Dấu hiệu này đang dần được cải thiện nhờ vào chính sách vĩ mô tích cực của Chính phủ nhưng cần thêm thời gian để thị trường thẩm thấu.

Theo nhận định của ông Võ Hồng Thắng – Phó Giám đốc R&D DKRA Group, giai đoạn cuối tháng 9 và đầu tháng 10 được coi là thời điểm quan trọng để kiểm tra lại mức độ kháng cự từ lực cầu trên thị trường bất động sản. Điều này đến từ việc lãi suất tiết kiệm được điều chỉnh và lãi suất cho vay cũng thay đổi, đồng thời các chính sách tín dụng cũng được nới rộng.

Đáng chú ý, thời điểm giao thoa giữa cuối quý 3 và đầu quý 4 đánh dấu mùa cao điểm giao dịch trên thị trường địa ốc, là bài toán kiểm tra quan trọng đối với khả năng phục hồi và tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhiều hàng bất động sản bị trả lại, TDC lỗ kỷ lục

    Nhiều hàng bất động sản bị trả lại, TDC lỗ kỷ lục

    13:00, 07/08/2023

  • Gỡ khó thị trường bất động sản: Tìm điểm chạm cung - cầu

    Gỡ khó thị trường bất động sản: Tìm điểm chạm cung - cầu

    04:00, 07/08/2023

  • Lãi suất ngân hàng giảm: Bất động sản kỳ vọng đón dòng tiền trở lại

    Lãi suất ngân hàng giảm: Bất động sản kỳ vọng đón dòng tiền trở lại

    03:30, 07/08/2023

  • Bất động sản bán lẻ: Nguồn cung tăng và thách thức đi kèm

    Bất động sản bán lẻ: Nguồn cung tăng và thách thức đi kèm

    01:00, 07/08/2023

VI ANH