Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thường tập trung về phía cung, trong khi thị trường bất động sản hiện nay khó cả về cung và cầu.
>>Tiếp tục kiểm soát chặt rủi ro tín dụng bất động sản
Chia sẻ tại Hội nghị bất động sản mới đây, PGS.TS. Trần Đình Thiên - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, việc Chính phủ tập trung cao độ cho thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay là bước đi, tầm nhìn rất lớn. Cách ban hành các Nghị quyết, chính sách, giải pháp của Chính phủ đều theo tinh thần hoàn cảnh bất thường thì giải pháp, cách làm cũng phải khác thường.
Điều chuyên gia khuyến nghị đầu tiên là phải quán triệt được tình huống khó khăn, tình thế bất thường thì cách tiếp cận, các giải pháp phải khác thường.
Theo ông Thiên, sau loạt kiến nghị và các buổi làm việc tháo gỡ khó khăn cùng các bộ ngành, doanh nghiệp, nhiều chính sách mới đã được ban hành nhằm khơi thông vướng mắc pháp lý, thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, còn bất cập ở việc thực thi chính sách không dễ dàng, cán bộ sợ sai, không dám ký, không không dám làm.
Do đó, bên cạnh những nghị quyết mới, ông Thiên cho rằng cần có những cam kết về trách nhiệm, bảo đảm cho việc thực thi để chính sách tốt sớm "ngấm" thị trường.
Thứ hai, ông Thiên cũng cho biết tình hình kinh tế - xã hội cơ bản trước mắt vẫn còn khó khăn rất lớn, việc gỡ khó, khơi thông thị trường phải dựa trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng rằng "Không thể trông chờ vào một giải pháp dễ dàng, nhanh chóng mà phải kiên trì, phải biết khó để nỗ lực".
Thứ ba, hiện nay các giải pháp thường tập trung về phía cung, trong khi thị trường bất động sản hiện nay khó cả về cung và cầu. Đa số các giải pháp tập trung gỡ cho doanh nghiệp, điều này là đúng vì đó là gỡ mấu chốt của vấn đề liên quan đến cả một hệ thống.
Nhưng vị chuyên gia cho rằng, rõ ràng đứng trên lập trường phát triển đầy đủ, thấy rằng cầu về bất động sản hiện nay trì trệ và có khả năng tiếp tục trì trệ. Các phân tích gần đây về tổng cầu chưa thấy điểm sáng, như việc làm, tốc độ tăng trưởng, đầu tư công còn chậm.
Do đó, ông Thiên cho rằng cần phải phân tích đầy đủ cầu cho thị trường bất động sản để có cách tiếp cận. "Nếu không, chúng ta đầu tư, xây dựng xong lại để đấy, không có thị trường tiêu thụ. Điểm này là điểm đang mất cân đối, rất yếu về khía cạnh chính sách" - ông Thiên khẳng định.
>>Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc bất động sản đã làm những gì?
Trên cơ sở phân tích trên, ông Thiên đề xuất đầu tiên, về thủ tục pháp lý, vẫn phải theo tinh thần tình thế bất thường phải có giải pháp khác thường.
Các vấn đề cần giải quyết đơn cử như, hiện nay, bất động sản tồn kho tăng. Nhiều dự án tốt nhưng lại đang mắc, chưa tới thị trường thì xử lý như thế nào? Nhà nước có mua lại các dự án đó không để bảo đảm tạo lòng tin cho cả phía doanh nghiệp lẫn phía người mua? "Tôi cho rằng, những giải pháp này là cơ bản để gỡ cho các dự án tốt, lớn nhưng lại đang tắc" - ông Thiên nói.
Cũng theo vị chuyên gia, hiện nay vấn đề về bỏ hay giữ phương pháp thặng dư để định giá đất đang rất được quan tâm. Trên quan điểm của mình, ông Thiên đánh giá đây là phương pháp tư duy này logic của nền kinh tế thị trường, đi liền với đất để bảo đảm rằng đầu cơ, do đó phải được xem xét kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, thị trường cũng cần được tinh gọn quy trình thủ tục đầu tư, với việc triển khai các dự án trong quy hoạch thì kiến nghị không cần phải qua các bước xin chủ trương, quy chế triển khai.
Về chính sách nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, ông Thiên nhấn mạnh nhu cầu của các địa phương về nhà ở xã hội, về nhà ở công nhân là khác nhau; điều kiện, năng lực, áp lực thực thi chính sách ở các địa phương là khác nhau nên cần có chính sách để bảo đảm cho các địa phương có quyền chủ động chính sách nhiều hơn, chứ không nên có chính sách giống nhau khiến các địa phương không có quyền chủ động.
"Đặc biệt cần đặt vấn đề thời điểm hiện nay, liệu chúng ta làm nhà ở xã hội theo nghĩa thương mại thì có cần một gói kích cầu như trước đây không? Ai sẽ mua khi thu nhập của người lao động hiện nay đang suy giảm?" - ông Thiên đặt vấn đề.
Cuối cùng vị chuyên gia cho biết lúc này, để bảo đảm điều kiện doanh nghiệp cả về phía cung lẫn cầu thì nên có những quỹ bảo lãnh cho vay, bảo đảm rủi ro cho ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục kiểm soát chặt rủi ro tín dụng bất động sản
14:54, 04/08/2023
Tổ công tác của Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc bất động sản đã làm những gì?
12:30, 04/08/2023
Nguồn vốn cho thị trường bất động sản đang ra sao?
05:00, 04/08/2023
Gỡ khó thị trường bất động sản trên tinh thần "rõ đến đâu xử lý đến đó"
14:28, 03/08/2023
Bất động sản bản lẻ Hà Nội "chuyển mình"
03:00, 03/08/2023