Từ Country Garden đến việc hỗ trợ "đặc biệt" cho doanh nghiệp địa ốc

TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH - Chủ tịch VARs 03/09/2023 01:00

Song song các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản từ đó gây hiệu ứng “tinh thần” cho người dân thì rất cần thêm các cơ chế, chính sách lấy “niềm tin” của người dân làm trọng điểm.

>>> Cuộc khủng hoảng Country Garden có thể gây ra hiệu ứng lây lan

Từ năm 2021 đến nay, Trung Quốc đã chứng kiến hiện tượng “sụp đổ” của hàng loạt ông lớn trong ngành bất động sản (BĐS). Khởi đầu cho chuỗi Domino đó là Tập đoàn China Evergrande, từng là nhà phát triển lớn nhất của Trung Quốc. Sau đó là hàng loạt các doanh nghiệp khác bao gồm Kaisa Group Holdings Ltd., Sunac China Holdings Ltd.,

Và ở thời điểm hiện tại, nguy cơ cao nhất đang gọi tên “Country Garden” – Một trong những doanh nghiệp luôn nằm trong top 100 nhà phát triển bất động sản có doanh số bán hàng lớn nhất Trung Quốc, theo thống kê của China Real Estate Information.

Một dự án của Country Garden tại Giang Tô (Trung Quốc) năm 2021

Một dự án của Country Garden tại Giang Tô (Trung Quốc) năm 2021

Đành rằng, các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm với hoạt động của mình. Nhưng rõ ràng, thực tế đã cho thấy, khi các doanh nghiệp đầu ngành này bị “sụp đổ” sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho cả thị trường và ảnh hưởng trực tiếp tới cả nền kinh tế quốc gia.

Chính phủ và các giới chức Trung Quốc đang nỗ lực, dốc sức nhằm giải cứu thị trường BĐS. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, niềm tin vào thị trường của người dân Trung Quốc dường như đã “sụp đổ”. Bằng chứng là, mặc dù các chính sách hỗ trợ đã được nới lỏng, giá nhà tại trung Quốc đã giảm nhiều đợt. Tuy nhiên, doanh số bán nhà mới vẫn tiếp tục giảm mạnh, 28% trong tháng 6 và 33% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm 2022.

Thay vì mua BĐS trong nước, một lượng lớn khách hàng/nhà đầu tư đã chuyển hướng sang BĐS nước ngoài (đặc biệt là các BĐS tại Mỹ). Điều này càng khiến thị trường BĐS Trung Quốc bó hẹp cơ hội phục hồi.

Có thể thấy, kể cả khi mọi vấn đề, vướng mắc được giải quyết thì thị trường vẫn khó có thể vực dậy nếu niềm tin của khách hàng/nhà đầu tư chưa hoàn toàn được phục hồi.

Chính vì thế, song song với các biện pháp nhằm tháo gỡ cho thị trường từ đó gây hiệu ứng “tinh thần” cho người dân, rất cần thêm các cơ chế, chính sách lấy “niềm tin” của người dân làm trọng điểm, để có những tác động một cách cụ thể và trực diện đối với vấn đề này.

Trong đó, cần xác định, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng, để đảm bảo các cơ chế, chính sách từ phía Chính phủ, bộ ban ngành được phổ biến một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời tới đông đảo người dân. Thêm vào đó, cũng cần lan tỏa một cách rộng rãi tất cả các tín hiệu tích cực từ phía thị trường để góp phần vực dậy niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư.

>>Đáo hạn trái phiếu bất động sản tăng mạnh trong quý 3

Nên có sự “quan tâm, hỗ trợ” riêng và đặc biệt cho các doanh nghiệp lớn, có mức độ ảnh hưởng rộng tới thị trường BĐS. Tuy nhiên, cũng cần có các quy định cụ thể để đảm bảo sự hỗ trợ là “xứng đáng”, vì mục tiêu chung, tránh tâm lý “ỷ lại”.

Một dự án của Country Garden tại Giang Tô (Trung Quốc) năm 2021

Thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn thiếu hụt trầm trọng nguồn cung. Ảnh: LV

Thị trường BĐS Việt Nam đang trong giai đoạn thiếu hụt trầm trọng nguồn cung, đặc biệt là nguồn cung từ các sản phẩm giá bình dân, phù hợp với thu nhập của phần đông người dân. Trong khi đó, có hàng ngàn dự án vẫn đang bị “treo” chưa thể hoàn thiện để đưa nguồn cung ra thị trường. Giải quyết các vấn đề cho các dự án “treo” này, chắc chắn là một giải phải góp phần tích cực vào cải thiện nguồn cung.

Chúng ta nên xem xét, phân loại. Dự án nào cần “truyền máu” là “tiền” thì tiến hành hỗ trợ kết nối nguồn phù hợp để thực hiện quá trình “bơm, truyền” sao cho vừa có thể “cấp cứu” nhưng vẫn đảm bảo “an toàn”. Dự án nào bị “treo” vì vướng mắc pháp lý thì hỗ trợ pháp lý, giải quyết một cách cụ thể, dứt điểm. Dự án nào “treo” lâu quá, không thể cứu được thì hỗ trợ để các doanh nghiệp khỏe mạnh mua lại dự án BĐS của các doanh nghiệp yếu và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án.

Nhu cầu “an cư" của người dân Việt Nam là rất lớn, kể cả trong ngắn và dài hạn; họ chỉ đang tìm kiếm nguồn cung phù hợp với mức giá hợp lý. Nếu có nhiều hơn nguồn cung BĐS nhà ở thủ tục pháp lý tốt, giá cả phải chăng, lượng giao dịch chắc chắn sẽ tăng mạnh. Lượng giao dịch tăng này có thể khiến mức giá tăng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, giá cả sẽ được quyết định bởi cán cân cung cầu, mức giá sẽ tăng ổn định và phù hợp hơn.

Việc bố trí riêng nguồn ngân sách thông qua các quỹ hỗ trợ cũng là một giải pháp phù hợp, góp phần tích cực vào việc cải thiện nguồn cung.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngân hàng rủi ro khi trái phiếu doanh nghiệp bất động sản mắc kẹt?

    Ngân hàng rủi ro khi trái phiếu doanh nghiệp bất động sản mắc kẹt?

    05:30, 02/09/2023

  • Hàng trăm dự án bất động sản được gỡ vướng

    Hàng trăm dự án bất động sản được gỡ vướng

    04:00, 02/09/2023

  • Cơ hội nào từ cổ phiếu bất động sản?

    Cơ hội nào từ cổ phiếu bất động sản?

    03:29, 02/09/2023

  • Bất động sản trung tâm dữ liệu khó tìm quỹ đất

    Bất động sản trung tâm dữ liệu khó tìm quỹ đất

    03:00, 02/09/2023

TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH - Chủ tịch VARs