Bất động sản cần khai thác tối ưu "sân chơi" quốc tế

DIỆU HOA 01/10/2023 05:00

LS.TS. Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch VNREA, Chủ tịch HĐQT CEO Group cho rằng nên tạo điều kiện cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở và bất động sản du lịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.

>> Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "hẩm hiu"

TS Đoàn Văn Bình - Phó Chủ tịch VNREA, Chủ tịch HĐQT CEO Group

Khai thác tối ưu "sân chơi" quốc tế

Trên cương vị là Phó chủ tịch VNREA, phụ trách kết nối hiệp hội với các tổ chức Hiệp hội bất động sản quốc tế, TLS TS Đoàn Văn Bình cho rằng, về thể chế cần khai thác tối ưu các "sân chơi" quốc tế. Với xu hướng ký kết nhiều hơn các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thì điều này rất cần thiết. Để thu hút tốt hơn khách du lịch đến với Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung có thể cho phép khách du lịch đi một nước được dễ dàng di chuyển các nước khác cùng khu vực. 

Trong đó, vị chuyên gia cho rằng nên cho phép người nước ngoài là đối tượng sử dụng đất, tạo điều kiện cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở, bất động sản du lịch theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng bộ giữa Luật Đất đai với Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản. Từ đó, thu hút được dòng tài chính từ các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam. 

Bên cạnh đó, về đặc khu kinh tế, hiện nay, ông Bình cho hay chúng ta đang có rất nhiều khu kinh tế doanh nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu. Trong khi hầu hết các nước trên thế giới, nước nào cũng có các đặc khu kinh tế và các khu mậu dịch tự do lớn. Đặc biệt là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, UAE, Ma rốc… Thậm chí có những đặc khu kinh tế rất hấp dẫn mà các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư và phát triển. Như vậy, các quốc gia đều có cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài thông qua đặc khu kinh tế. Do đó, LS. TS. Đoàn Văn Bình cho rằng Việt Nam cũng nên xem xét lựa chọn thí điểm một vài khu kinh tế ven biển để phát triển thành đặc khu kinh tế. 

Về xu hướng ngôi nhà thứ hai, hiện nay, Malaysia, Indonesia, Campuchia cũng đang làm rất tốt. Chủ tịch CEO Group đề xuất, rất mong cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét để thu hút thêm nguồn lực đầu tư từ mô hình này. 

Không những vậy, theo quan sát về hạ tầng trên thế giới, các sân bay không chỉ là nơi đi lại mà ở đó còn là nơi đáp ứng dịch vụ cho du khách, là cỗ máy kiếm tiền và mang du khách đến đất nước thông qua: Nghỉ dưỡng, mua sắm, vui chơi, giải trí. Và quan trọng nhất là trở thành điểm đến của khu vực. Do đó, nếu sân bay Long Thành sắp tới làm được điều này sẽ tạo điều kiện để thu hút thêm khách du lịch, nâng cao phát triển kinh tế Việt Nam.  

>>Khả năng phục hồi thị trường bất động sản đang ở đâu?

Nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường

Về vấn đề nhà ở, Chủ tịch CEO Group cũng kiến nghị Nhà nước xem xét tham gia trực diện hơn vào việc cung cấp nhà ở xã hội (Nhà nước tạo lập và sở hữu nhà ở xã hội cho thuê song song với các doanh nghiệp), tạo lập thị trường cạnh tranh, theo cơ chế thị trường, đa dạng phân khúc, mở rộng đối tượng, linh hoạt về địa điểm. Gắn thêm các dịch vụ hỗ trợ cùng với nhà ở xã hội là dịch vụ cung cấp việc làm. Thực tế, người dân có việc làm mới có thu nhập để trả tiền thuê, thuê mua nhà ở xã hội. 

Cần tạo ra một sân chơi bình quyền cho nhà ở xã hội

TS Đoàn Văn Bình cho rằng Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của Brunei, Singapore, New Zealand, trong đó mô hình nhà ở HDB của Singapore.

Lấy ví dụ mô hình của New Zealand, ông Bình chia sẻ, nhà ở xã hội ở New Zealand có hai bên cung cấp. Bên thứ nhất là nhà nước xây nhà ở xã hội để cho thuê và cũng tạo điều kiện cho tổ chức tư nhân tham gia. Trên thị trường, nhà nước cung cấp khoảng 65% nhà ở xã hội, 35% còn lại là của 61 nhà phát triển tư nhân.

Nhà ở xã hội của nhà phát triển tư nhân có giá cho thuê bằng 80% giá thị trường, nhà nước bù 20% tiền thuê cho doanh nghiệp tư nhân. Như vậy nhà nước vẫn điều hành, tạo ra một thị trường cạnh tranh, vận hành theo cơ chế thị trường, quan trọng là tạo ra một sân chơi bình quyền cho nhà ở xã hội, vị trí nhà có thể là ở bất kỳ đâu, các phân khúc nhà ở xã hội cũng rất đa dạng từ trung cấp đến cao cấp.

"Thông qua các mô hình nhà ở xã hội cho thấy điểm chung là Chính phủ tham gia trực diện hơn, vận hành bằng cơ chế thị trường, không phân biệt nhà ở xã hội hay nhà ở giá rẻ, đa dạng địa điểm" - ông Bình nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn

    Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "hẩm hiu"

    03:30, 29/09/2023

  • Áp lực tài chính đè nặng doanh nghiệp bất động sản

    Áp lực tài chính đè nặng doanh nghiệp bất động sản

    02:30, 29/09/2023

  • Tín dụng bất động sảnp/sẽ “dễ thở” hơn?

    Tín dụng bất động sản sẽ “dễ thở” hơn?

    14:35, 28/09/2023

  • Khả năng phục hồi thị trường bất động sản đang ở đâu?

    Khả năng phục hồi thị trường bất động sản đang ở đâu?

    10:51, 28/09/2023

DIỆU HOA