Diễn đàn “Nhịp cầu ASEAN++: Kết nối để phát triển bền vững
Diễn đàn “Nhịp cầu ASEAN++ với chủ đề “Kết nối để phát triển bền vững” hướng đến nền kinh tế xanh vừa được tổ chức tại TP.HCM.
Thông điệp của Diễn đàn lần này không đơn thuần chỉ hướng đến sự kết nối bền vững, mà được nâng tầm để song hành cùng chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.
>>Thế kỷ 21 là thế kỷ của quản trị công ty và phát triển bền vững
Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế không carbon, nền kinh tế xanh, phát triển nền kinh tế bền vững là mục tiêu phù hợp với quốc tế, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì sức khỏe của người dân, môi trường thiên nhiên và trái đất. Bên cạnh đó, việc triển khai các giải pháp để phát triển kinh tế tuần hoàn là trách nhiệm trong thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia ký kết và cũng là động lực để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư với các doanh nghiệp nước ngoài.
Phát biểu tại diễn đàn, bà Cao Thị Ngọc Dung - Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân Việt Nam cho rằng: “Sau đại dịch COVID-19 là thời cơ mà các doanh nghiệp tận dụng để tái cấu trúc, kết nối nội tại, tự nối liền các đứt gãy trong chính chuỗi giá trị của doanh nghiệp nhằm đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động và đáp ứng phần nào nguồn cung trong và ngoài nước; Đồng thời cũng là thời điểm cần đẩy mạnh cho sự “kết nối và hợp tác” để cùng nhau phát triển bền vững, hướng đến một nền kinh tế xanh…”.
Đối với Việt Nam, ASEAN giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh COVID-19, Việt Nam đã tham gia và cùng cộng đồng ASEAN hợp tác ứng phó với dịch bệnh từ công tác phòng, chống dịch, xử lý các tình huống về y tế đến chính sách mở cửa trở lại để phục hồi kinh tế. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Thành ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM phát biểu: “ Đến nay, bức tranh kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc quan trọng. Trong 8 tháng đầu năm 2022, tình kinh tế – xã hội tiếp tục phục hồi trên nhiều lĩnh vực như kim ngạch xuất khẩu, tình hình đầu tư, thu ngân sách nhà nước, khách quốc tế đến Việt Nam… Trong đó, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có sự phục hồi khá, nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động cũng như cùng trách nhiệm thực hiện các hoạt động vì xã hội, vì cộng đồng.”.
Mục tiêu phục hồi kinh tế năm 2022, với tốc độ tăng GRDP khoảng 6-6,5% để đạt giá trị tuyệt đối trước đại dịch và tăng tốc phát triển trong 3 năm 2023-2025 để đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 8%/ năm trong cả kế hoạch 5 năm 2021-2025 đang là thách thức lớn đối với TPHCM. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng và gắn chương trình phục hồi kinh tế với các chương trình phát triển đô thị, cải thiện môi trường sống đô thị, chương trình nhà ở; cải thiện hạ tầng giao thông, nối kết phát triển vùng… để tạo nền tảng phát triển bền vững trong dài hạn mới là mục tiêu quan trọng nhất. Việc chuyển đổi năng lượng trong quá trình sản xuất sẽ góp phần không nhỏ trong việc hình thành nền sản xuất và tiêu dùng bền vững ở Việt Nam.
“Riêng TP.HCM đã và đang triển khai, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ 2020-2025, đó là:Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động. Nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển nhanh các ngành kinh tế chủ lực có giá trị gia tăng cao; Phát huy vai trò Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố; Phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh...”. bà Phan Thị Thắng – Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy - Phó chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu.
Việc tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế ASEAN và khu vực sau đại dịch. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia thành viên ASEAN. Tại diễn đàn các đại biểu đã có những chia sẻ thẳng thắn: Biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề trước hết là do “nhân tai” đó là nạn phá rừng, rác thải nhựa…Nên chúng ta không những cùng nhau hành động, mà phải hành động thật nhanh hơn nữa…Hay muốn có sản phẩm xanh thì trước tiên tư duy phải sinh thái. Chúng ta phải đi qua giai đoạn “quá độ sinh thái” thì mới có được “phát triển bền vững”. Vì lẽ đó, việc giáo dục chuyển hóa con người phải là trọng tâm nhằm chuyển đổi xã hội. Điều đó dẫn đến mục tiêu cụ thể là hướng đến các giá trị về: Trách nhiệm lợi nhuận; Trách nhiệm pháp luật;Trách nhiệm đạo đức; Trách nhiệm thiện nguyện; Trách nhiệm chuyển giao...Diễn đàn hôm nay không chỉ dừng lại ở nội dung nghị sự mà phải biến thành chương trình thành động của mỗi doanh nghiệp, thành chương trình hoạt động của các sở, ngành và điều hành của UBND TP, tôi mong những ý kiến đóng góp hôm nay sẽ được các cơ quan tham mưu, đề xuất cho UBND TP trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tếsẽ ứng dụng và thúc đẩy cho kinh tế Thành phố tiếp tục phát triển trong thời gian tới…” bà Phan Thị Thắng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
"Gặp gỡ mùa thu" - kết nối và thúc đẩy sự phát triển bền vững
01:00, 30/08/2022
Chuyển đổi số nền nông nghiệp: Câu chuyện của sự phát triển bền vững
11:00, 24/08/2022
Thế kỷ 21 là thế kỷ của quản trị công ty và phát triển bền vững
11:16, 20/08/2022
Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững
14:12, 19/08/2022