Quảng Nam: Nói không với tình trạng đùn đẩy trách nhiệm
Tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu các đơn vị, cán bộ, công chức,... khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm gây chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính cho người dân, doanh nghiệp...
>>Quảng Nam: Lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu sáng ngày 1/6, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã gửi đi thông điệp về kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số trong thời gian qua.
Kết luận nhấn mạnh về tình trạng giải quyết hồ sơ trễ hẹn vẫn còn nhiều, đặc biệt là lĩnh vực đất đai tại cấp huyện. Công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ, đồng bộ dẫn đến chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã thẳng thắng nhìn nhận tình trạng đùn đẩy trách nhiệm của một bộ phận công chức viên chức tại các sở ban ngành và huyện thị. Đây là vấn đề chậm giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.
Công tác cải cách hành chính luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND và UBND tỉnh có sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, ý thức trách nhiệm trong tổ chức thực hiện cải cách hành chính tại từng sở, ngành, địa phương, trong từng cán bộ, công chức, viên chức.
Phó Chú tịch UBND Quảng Nam Hồ Quang Bửu nhấn mạnh: Quan điểm của lãnh đạo Quảng Nam là luôn nói không với tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai.
Để tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giải quyết các thủ tục hành chính, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chủ trì tham mưu công tác cải cách hành chính theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được giao đã chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai nhiều nội dung nhiệm vụ quan trọng.
Ông Hồ Quang Bữu thừa nhận và chỉ ra những khó khăn, tồn tại như chưa kịp thời cập nhật, cập nhật chưa đầy đủ kết quả giải quyết TTHC trên phần mềm một cửa, tác nghiệp trên phần mềm một cửa điện tử còn chậm dẫn đến thông tin số lượng hồ sơ TTHC chưa giải quyết trên phần mềm còn cao.
"Tình trạng giải quyết hồ sơ trễ hẹn vẫn còn nhiều, đặc biệt là lĩnh vực đất đai tại cấp huyện. Công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ, đồng bộ dẫn đến chậm trễ trong giải quyết TTHC. Hồ sơ giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến ở cấp huyện còn thấp…"-Ông Hồ Quang Bửu nhấn mạnh.
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời gian đến khẩn trương chỉ đạo rà soát triển khai ngay các nhiệm vụ, mục tiêu trong chương trình, kế hoạch cải cách hành chính năm 2023.
Đó là các mục tiêu về tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến; số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và còn giá trị sử dụng lại; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC.
Đặc biệt, chủ động phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành, các cơ quan ngành dọc, UBND cấp huyện; giữa các đơn vị, bộ phận, cán bộ, công chức, viên chức trong nội bộ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm gây chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.
UBND tỉnh còn giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở TTTT, Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan thành lập Tổ tham mưu rà soát TTHC nhằm đẩy mạnh cắt giảm thời gian, đề xuất giảm thành phần hồ sơ TTHC, tập trung vào các thủ tục hành chính có tầng suất giải quyết hồ sơ nhanh nhất.
Trước tình trạng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, một tổ công tác đặc biệt tháo gở khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp cũng đã ra đời. Về tôn chỉ hoạt động, tổ công tác đặc biệt như một “chiến dịch đặc biệt” với nhiều giải pháp trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hiệu quả cao nhất, giải quyết kịp thời, dứt điểm những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, góp phần vực dậy nền kinh tế sau đại dịch.
Theo các thành viên, việc cần làm hiện nay là quan tâm đến doanh nghiệp đang hoạt động, bởi đây là nhóm doanh nghiệp đang tạo công ăn việc làm cho người dân, đóng góp ngân sách. Hiện nay nhóm doanh nghiệp này đang đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn, không có đơn hàng mới, chi phí nguyên vật liệu tăng cao, thị trường tiêu dùng thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu giảm sút, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao do nguồn cung khan hiếm…
Có thể bạn quan tâm