Tiêm vaccine COVID-19 mũi thứ 3 có cần thiết?

CẨM ANH 20/08/2021 04:20

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra khuyến cáo nhấn mạnh chưa cần thiết phải tiêm tăng cường mũi vaccine thứ 3.

Israel đang lên kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 mũi thứ 3 cho nhóm người cao tuổi

Israel đang lên kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 mũi thứ 3 cho nhóm người cao tuổi

Giám đốc khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan lên án những quốc gia giàu có đang vội vàng tiêm thêm mũi tăng cường trong khi hàng triệu người trên thế giới mới được tiêm 1 mũi.

Được biết, Mỹ đã thông báo những người tiêm phòng sớm đủ điều kiện sẽ được phép tiêm liều tăng cường. Tương tự, Israel tháng trước bắt đầu tiêm liều thứ ba cho người trên 60 tuổi, trong khi Đức biết sẽ bắt đầu tiêm chủng liều thứ ba vaccine Pfizer và Moderna từ tháng 9.

Có thể thấy, việc biến chủng Delta lây lan mạnh và những báo cáo ngày càng tăng mạnh về ca nhiễm đã làm dấy lên hoài nghi rằng liệu những người được tiêm vaccine đầy đủ có nên tiêm liều tăng cường hay không.

Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia WHO khẳng định không đủ bằng chứng khoa học cho thấy cần tiêm liều tăng cường để đảm bảo nguồn cung vaccine cho những quốc gia nghèo hơn. Số ca tử vong đang tăng lên do nhiều nước hiện còn chưa có đủ vaccine để bảo vệ cho người dân. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, nếu không tiêm chủng cho các khu vực còn thiếu vaccine, dịch bệnh vẫn sẽ tiếp tục lây lan, thậm chí các biến chủng mới tiếp tục xuất hiện.

Các cơ quan y tế đã xem xét dữ liệu về mức độ bảo vệ do vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna tạo ra. Kết quả cho thấy, vaccine vẫn duy trì tốt hiệu quả, ngay cả với biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao khi có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng ở hầu hết những người đã tiêm hai mũi. Do đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và FDA chỉ ra rằng những người được tiêm chủng đầy đủ không cần tiêm mũi thứ 3 ngay lập tức.

Các loại vaccine phòng COVID-19 hiện nay vẫn phát huy hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn bệnh tiến triển nặng

Các loại vaccine phòng COVID-19 hiện nay vẫn phát huy hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn bệnh tiến triển nặng

Tuy nhiên, bắt đầu có một sự đồng thuận trong giới khoa học về khả năng phản ứng miễn dịch của một số người sẽ suy giảm trong thời gian khoảng 9 tháng sau khi được tiêm liều đầu tiên.

Trên thực tế, nhiều loại vaccine như DTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà), cần được tiêm nhắc lại. Điều này là do khả năng bảo vệ của mũi tiêm đầu tiên sẽ giảm dần theo thời gian. Mũi tiêm thứ 2 sẽ giúp nâng cao mức độ miễn dịch trở lại và đảm bảo rằng hầu hết mọi người được tiêm chủng đều được bảo vệ khỏi virus.

Các nhà chức trách cho biết, đối với vaccine phòng COVID-19, các kháng thể được phát triển từ mũi tiêm thứ 2 vẫn có khả năng phòng ngừa các biến chủng, dù khả năng bảo vệ của các loại vaccine hiện nay đều giảm dần theo thời gian. Do đó, để tối đa hóa khả năng bảo vệ, các chuyên gia khuyến nghị, liều thứ 3 có thể được tiêm sau mũi thứ 2 khoảng 8 tháng.

Theo Andrea Taylor, nhà nghiên cứu y tế toàn cầu nói với CNN, “bảo vệ suy giảm cộng với mối đe dọa gia tăng từ Delta và nhiều biến thể trong tương lai có nghĩa người dân không thể mãi dựa vào lớp bảo vệ được cung cấp sau 2 mũi đầu tiên”.

Tuy nhiên, thay vì tiêm chủng đại trà như 2 mũi đầu tiên, các quốc gia có thể ưu tiên cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc đã tiến hành cấy ghép nội tạng; cũng như nhóm người đang sử dụng một loại thuốc làm suy giảm phản ứng miễn dịch cũng cần được xem xét để tiêm tăng cường mũi vaccine thứ 3.

Trên thực tế, các loại vaccine hiện tại vẫn hoạt động tốt trong việc chống lại các biến thể đáng lo ngại đã xuất hiện. Thế giới không thể cứ mãi chạy sau các biến chủng mới. Do đó, ưu tiên hàng đầu hiện nay vẫn là tiêm chủng cho những người chưa được tiêm để ngăn chặn sự lây lan và đột biến của virus trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Bài học tiêm chủng từ quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

    Bài học tiêm chủng từ quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

    03:57, 29/07/2021

  • Hiểu thế nào về các ca nhiễm Covid-19 hậu tiêm chủng?

    Hiểu thế nào về các ca nhiễm Covid-19 hậu tiêm chủng?

    15:01, 24/07/2021

  • Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử - Tiêm đến đâu an toàn tới đó

    Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử - Tiêm đến đâu an toàn tới đó

    14:00, 10/07/2021

  • Đa dạng nguồn vaccine dẫn đến tình trạng

    Đa dạng nguồn vaccine dẫn đến tình trạng "kén", trì hoãn việc tiêm chủng?

    05:00, 07/07/2021

CẨM ANH