ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Tâm thế sẵn sàng bắt tay để cùng đầu tư, phát triển và chia sẻ lợi ích
Tầm cao trên một nền móng cũ, các doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng bắt tay với kể cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế, để cùng đầu tư, phát triển và chia sẻ lợi ích.
>>>[TRỰC TIẾP] Đại hội Đại biểu toàn quốc VCCI lần VII
Phát biểu tại phiên trọng thể Đại hội Đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII nhiệm kỳ 2021-2026, TS. Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta đối với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, bối cảnh quốc tế và khu vực đang chuyển biến nhanh, phức tạp và rất khó lường, tạo ra những thách thức đối với môi trường đầu tư kinh doanh. Các rủi ro tài chính, chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, khu vực, cùng với đại dịch COVID-19 đang làm ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam.
Trong đó, sự điều chỉnh chính sách của các nước, việc xem xét lại vai trò của cơ chế đa phương đang tác động khó dự đoán đối với nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng như nước ta. Để thích ứng với điều này, các doanh nghiệp Việt Nam phải linh hoạt thay đổi để phù hợp với xu hướng thị trường.
“COVID-19 là giọt nước tràn ly. Đây là lúc chúng ta phải hành động và chắc chắn các doanh nghiệp phải hành động thật nhanh”, ông Đoàn nhấn mạnh.
Theo vị doanh nhân này, có nhiều cơ hội tiềm năng từ xu thế phát triển và cạnh tranh, hội nhập. Các doanh nghiệp lớn nói nhiều về cơ hội gia nhập các nhóm doanh nghiệp có tầm khu vực, châu lục và xa hơn là toàn cầu; khởi nghiệp sáng tạo cũng hào hứng với những cơ hội hòa nhập với cộng đồng và toàn cầu.
Những cơ hội đó được bắt nguồn từ các xu hướng chuyển dịch quan trọng, các xu hướng chuyển dịch để định hình chuỗi bao gồm: Rút ngắn chuỗi, đa dạng chuỗi, khu vực hóa chuỗi và nhân rộng chuỗi. Đặc biệt, xu hướng chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, là một trong những khâu quan trọng, chủ chốt về công nghệ cao chính quốc, để nắm giữ quyền chủ động trong việc điều hành toàn chuỗi, xu hướng chuyển các chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp tiềm ẩn rủi ro ngắn hơn, đơn giản hơn, cân bằng hơn, bền vững hơn,... thiết lập nguồn cung ứng chuỗi có giá trị gần hơn.
Mặt khác, đại dịch dường như đang giải tỏa áp lực, giúp Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để có thể trở thành một “hạt nhân” mới, chúng ta lại phải chuẩn bị sẵn sàng để làm người thay thế qua việc tham gia các Hiệp định FTA, tiếp cận với thị trường tiềm năng hơn.
Việt Nam liệu có trở thành hạt nhân mới của chuỗi cung ứng toàn cầu hay không, doanh nghiệp Việt Nam làm thế nào để vượt qua thách thức, nắm bắt được cơ hội phát triển trong bối cảnh hội nhập mới, điều đó tiếp tục phụ thuộc vào môi trường kinh doanh và các yếu tố khác, nhưng cũng phụ thuộc lớn vào sự nhạy bén của doanh nhân doanh nghiệp Việt, để gặt hái thành công với trạng thái VUCA, với nền kinh tế mở lớn hiện nay đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.
>>ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Chuyển đổi số để hướng tới tương lai bền vững
>>ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Thúc đẩy tinh thần kinh doanh trong cộng đồng doanh nhân trẻ
TS. Phạm Đình Đoàn cũng nêu ba kiến nghị với Chính phủ:
Một là, đầu tư công là rất quan trọng. Các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là “bộ ba xe – pháo – mã” là cỗ xe để giúp kinh tế Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, cần hợp lực cả ba thành phần kinh tế này, làm thế nào để Việt Nam có thể tiến dần tới nền kinh tế tự chủ, ít bị phụ thuộc trước mọi sóng gió, khủng hoảng, hay bị áp lực của các nền kinh tế lớn, thì lựa chọn của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với một số điều kiện để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, liên kết, liên doanh để lớn mạnh với các doanh nghiệp nước ngoài, để không chỉ chúng ta bán hàng dịch vụ tại Việt Nam mà phải bán ra toàn cầu.
Hai là, Chính phủ cùng VCCI cùng hỗ trợ và thay đổi nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, rằng con đường phát triển nhanh và bền vững phải là hội nhập, phải đưa sản phẩm dịch vụ của Việt Nam ra khỏi biên giới Việt Nam thông qua 15 - 17 Hiệp định thương mại tự do. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có cơ hội kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, cần hoàn thiện, chuyên nghiệp hóa, quốc tế hóa để hiên ngang toàn cầu hóa.
Ba là, việc phát triển kinh tế phụ thuộc vào các chiến lược đường lối ngoại giao và chính trị. Các doanh nghiệp bị khó khăn hay thuận lợi, thậm chí bị đóng cửa, đôi khi cũng phụ thuộc vào quan hệ chính trị giữa Việt Nam và các nước.
“Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mong muốn Đảng và Chính phủ cần có những chiến lược ngoại giao phù hợp, để giúp doanh nghiệp phát triển.
Chúng ta đã biết, ai chấp nhận sự thay đổi thì tồn tại, ai nắm được sự thay đổi sẽ thành công, còn ai chống lại sự thay đổi sẽ bị tiêu diệt. Tầm cao trên một nền móng cũ, các doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng bắt tay với kể cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế, để cùng đầu tư, cùng phát triển và cùng chia sẻ lợi ích. Có như vậy, khát vọng nâng tầm được khẳng định và được cống hiến chảy trong huyết mạch của giới doanh nhân, sẽ luôn bươn chải để vượt lên trong bất kỳ trạng thái nào. Đây không chỉ là khát vọng của doanh nhân mà là khát vọng của dân tộc, của từng người Việt, là sứ mệnh của VCCI để có được vị trí, vai trò ngày càng đáng kể trong nền kinh tế thế giới, chính trị thế giới và nền văn minh nhân loại”, ông Đoàn nói.
Có thể bạn quan tâm
ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Chuyển đổi số để hướng tới tương lai bền vững
09:18, 31/12/2021
ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Cộng đồng doanh nghiệp tự hào đóng góp xây dựng vị thế mới của đất nước
09:02, 31/12/2021
ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Liên kết, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp bền vững
08:53, 31/12/2021
ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Công bố danh sách nhân sự Ban Thường trực VCCI
18:03, 30/12/2021
ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Công bố danh sách trúng cử Ban chấp hành VCCI khoá VII
17:29, 30/12/2021
ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: 9 giải pháp hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
16:56, 30/12/2021