Đo áp lực tỷ giá năm 2024

HÀ ANH 21/12/2023 11:26

Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố hỗ trợ cho tỷ giá trong năm 2024, giúp tỷ giá ổn định trong biên độ cho phép.

>>>Kỳ vọng ổn định tỷ giá, thu hút dòng vốn ngoại trong năm 2024

Đến nay, tỷ giá trung tâm mới tăng khoảng 1,45%; còn giá mua - bán USD của các ngân hàng cũng chỉ tăng 1,4%. Theo đó, VND là một trong những đồng tiền ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới.

p/Giá mua - bán USD các ngân hàng cũng chỉ tăng khoảng 1,4% đến giữa tháng 12/2023.

Giá mua - bán USD các ngân hàng cũng chỉ tăng khoảng 1,4% đến giữa tháng 12/2023.

Vẫn nhiều áp lực

Nhận định về diễn biến tỷ giá trong năm tới, giới chuyên gia chỉ ra nhiều yếu tố có thể tạo áp lực giảm giá đồi với VND.

Thứ nhất là thặng dư thương mại giảm. Năm 2023, cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư rất lớn (11 tháng thặng dư 25,8 tỷ USD), song nguyên nhân chủ yếu do nhập khẩu giảm. Tuy nhiên trong năm 2024, sản xuất phục hồi kéo theo nhu cầu nhập khẩu gia tăng, tạo sức ép lớn đến cung – cầu ngoại tệ và cuối cùng là tỷ giá.

Thứ hai là áp lực lạm phát. Kinh tế toàn cầu phục hồi sẽ kéo theo nhu cầu đối với nguyên nhiên vật liệu tăng, đẩy giá các mặt hàng này tăng. Ở trong nước, sự phục hồi của nền kinh tế, lộ trình tăng giá các loại hoàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý, nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa… cũng sẽ làm tăng lạm phát.

Thứ ba là sự phân kỳ chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Việt Nam. Theo các chuyên gia, dự kiến đến tháng 6/2024 FED mới cắt giảm lãi suất. Trong khi NHNN đã cắt giảm lãi suất điều hành 4 lần trong năm 2023 và dự báo sẽ tiếp tục giảm thêm. Điều đó khiến chênh lệch lãi suất giữa VND và USD bị thu hẹp, tạo áp lực của tỷ giá.

>>>Xu hướng tỷ giá đã "dễ thở" hơn

Nhiều yếu tố hỗ trợ

Bên cạnh các yếu tố tác động tiêu cực, theo các chuyên gia, cũng có nhiều yếu tố hỗ trợ tỷ giá trong năm 2024.

Đầu tiên phải nói tới áp lực tăng giá của đồng USD trên thị trường thế giới sẽ giảm mạnh do FED sẽ cắt giảm lãi suất.

Trong khi đó, mặc dù cán cân thương mại không được thuận lợi như trước, song nhiều khả năng vẫn duy trì vị thế thặng dư. Nguồn cung ngoại tệ dồi dào là cơ sở để NHNN tiếp tục mua vào ngoại tệ bổ sung cho dự trữ ngoại hối quốc gia, giúp NHNN có thể can thiệp thị trường để ổn định tỷ giá. IMF dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tăng lên hơn 110 tỷ USD vào cuối 2024.

Với lạm phát, mặc dù Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 ở 4- 4,5%, song ADB dự báo lạm phát của Việt Nam chỉ 4% năm 2024, thậm chí HSBC dự báo chỉ 3%.

Với các yếu tố hỗ trợ trên, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính nhận định VND sẽ chỉ mất giá khoảng 0,5-1% so với USD trong năm 2024. Thậm chí, Ngân hàng UOB Việt Nam còn nhận định, tỷ giá USD/VND sẽ giảm xuống thấp hơn 24.000 bắt đầu từ quý I/2024, sau đó giảm về 23.800 trong quý II và 23.600 vào quý III/2024.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khó khăn trước biến động tỷ giá ngoại tệ

    Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khó khăn trước biến động tỷ giá ngoại tệ

    03:00, 20/11/2023

  • Kỳ vọng ổn định tỷ giá, thu hút dòng vốn ngoại trong năm 2024

    Kỳ vọng ổn định tỷ giá, thu hút dòng vốn ngoại trong năm 2024

    05:01, 20/11/2023

  • Tỷ giá tìm điểm cân bằng

    Tỷ giá tìm điểm cân bằng

    02:57, 18/11/2023

  • Xu hướng tỷ giá đã

    Xu hướng tỷ giá đã "dễ thở" hơn

    05:20, 07/11/2023

HÀ ANH