NHNN đang điều hành hiệu quả tỷ giá USD/VND và có dư địa để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cuối năm 2023.
>>>Xu hướng tỷ giá đã "dễ thở" hơn
Trong tháng 10, tỷ giá đã tăng 4,43% so với đầu năm. Lãi suất liên ngân hàng dao động trong khoảng 0,55%-1,05%. Áp lực tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng trong tháng 10 mặc dù NHNN đã liên tục hút ròng tiền qua kênh tín phiếu nhằm ổn định tỷ giá. Áp lực tỷ giá mặt khác tăng do USD-Index liên tục tăng mạnh từ giữa T7/2023 đến nay, Với USD- Index đang cao hơn +6,75% so với giữa tháng 7 và +2,88%Ytd.
Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách phát hành tín phiếu đã bắt đầu phát huy tác dụng khi lãi suất liên ngân hàng qua NHNN hút ròng được đẩy tăng lên; các nhịp giảm ghi nhận ở các tuần đầu tháng 11 sẽ chỉ giảm khi đến kỳ NHNN đáo hạn tín phiếu - bơm ròng ra thị trường.
Các chuyên gia của ACBS nhận định hiện tỷ giá không còn chịu bất kỳ một áp lực nào từ hoạt động điều hành về phát hành - hút ròng qua tín phiếu của NHNN. Mức tỷ giá VND/USD ở 24.300-24.600đ và lãi suất VND (Kỳ hạn 1 tháng: 2,0-2,5%) theo ACBS, được xem là điểm cân bằng mới của chính sách tiền tệ.
Theo ông Trần Ngọc Báu - TGĐ WiGroup, cần lưu ý là dư địa để nới lỏng tiền tệ mạnh hơn nữa sẽ là thách thức của nhà điều hành. Ông Báu cho rằng hiện lạm phát đã quay trở lai và đầu năm sau (2024) có thể sẽ ở quanh mức 4,5. Theo đó, lãi suất huy động các kỳ hạn sẽ phải từ 5,5; nếu giảm sâu hơn nữa thì lãi suất thực trong nền kinh tế sẽ tiệm cận 0 và về âm, người gửi sẽ không gửi tiền ngân hàng nữa.
Về tỷ giá, theo ông Báu, mức tăng 3,5% là phù hợp cho 2023 (thấp hơn mức hiện tại >4,4%). “Hút ròng qua tín phiếu chỉ là bước thăm dò và điều tiết thị trường. NHNN vẫn có thể bán dự trữ ngoại hối để can thiệp cung ra thị trường nhằm giữ ổn định tỷ giá. Với cán cân tổng thể hiện tại và kỳ vọng dòng vốn vào (inflows) đủ tốt trong quý 4, hệ thống NH vẫn sẽ cân bằng được về tỷ giá và loại trừ được yếu tố đầu cơ, và nhà điều hành vẫn còn nhiều không gian để điều tiết”, ông Báu nhận định.
Có thể bạn quan tâm