Điều kiện kinh tế toàn cầu, thanh khoản, tỷ giá và những tác động ngắn hạn

HUỲNH HOÀNG PHƯƠNG - GĐ Nghiên cứu & Phân tích Đầu tư FIDT 04/11/2023 04:25

Dự kiến ảnh hưởng từ Chương trình thắt chặt định lượng của Fed sẽ tác động ngày càng lớn đến điều kiện thanh khoản – lãi suất – tỷ giá toàn cầu, và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng...

>>>Tỷ giá, chứng khoán và xu hướng của nhà đầu tư

Kế hoạch tài trợ - chi tiêu ngân sách của Mỹ

Sự kiện Bộ Tài chính Mỹ công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách quý 4/2023, cùng với rủi ro liên quan về quyết định thông qua kế hoạch tài trợ chi tiêu sắp tới dự kiến sẽ tác động mạnh đến 3 xu hướng chính: (1) đà bán tháo trái phiếu Chính phủ (TPCP) Mỹ hiện tại; (2) lượng cung tín phiếu Kho bạc (T-Bill) - trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng thêm bao nhiêu trong kế hoạch chi tiêu ngân sách mới quý 4/2024; (3) rủi ro bất đồng chính trị Mỹ liên quan đến quyết định thông qua kế hoạch chi tiêu ngân sách sắp tới, hạn cuối 17/11/2023.

Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Có thể thấy, trong thời điểm cuối quý 3/2023 vừa rồi, các sự kiện kế hoạch chi tiêu ngân sách và rủi ro bất đồng chính trị Mỹ trong quyết định thông qua kế hoạch chi tiêu – tài trợ ngân sách tạo ra rủi ro lớn đến đà bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ dài hạn, hàm ý áp lực tăng cao lên lợi suất trái phiếu Chính phủ dài hạn.

Rủi ro Quốc hội Mỹ đóng cửa thời điểm cuối quý 3/2023, cùng với rủi ro không hoàn thành nghĩa vụ nợ, khiến đà bán tháo trái phiếu Chính phủ lúc đó tiêu cực hơn nhiều, là 1 trong những nguyên nhân chính tạo ra xu hướng lợi suất TPCP dài hạn tăng mạnh kể từ cuối tháng 7 đến nay.

Sắp tới, các rủi ro và áp lực tương tự về kế hoạch chi tiêu ngân sách – tài trợ ngân sách Mỹ trong quý 4 dự kiến sẽ diễn biến tương tự, hàm ý các rủi ro trên sẽ tạo áp lực tăng lên lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ dài hạn, cho đến khi các rủi ro trở nên rõ ràng hơn. Tác động của các yếu tố này dự kiến không rõ ràng, phụ thuộc rất nhiều vào thông tin công bố kế hoạch chi tiêu và tiến trình thông qua dự luật chi tiêu từ Quốc hội Mỹ.

Trong kịch bản xấu, việc dự báo chi tiêu ngân sách dự kiến tăng cao (do nhu cầu chi tiêu về hỗ trợ nền công nghiệp xanh, hỗ trợ chi tiêu quân sự cho Ukraine và Israel), một trong số khoản mục chi tiêu vẫn còn gây nhiều tranh cãi (trợ cấp quân sự cho Ukraine và khoản tài trợ nền công nghiệp xanh) có thể sẽ dẫn đến kịch bản xấu về việc bất đồng trong Quốc hội trong việc xem xét và thông qua kế hoạch chi tiêu quý 4.

>>>Nhìn lại biến động tỷ giá và hành động của Ngân hàng Nhà nước

Rủi ro chiến tranh Israel – Hamas

Rủi ro chiến tranh Israel – Hamas lan rộng thành chiến sự khu vực Trung Đông, sau thời điểm Chính phủ Israel quyết định tiến hành chiến dịch Gaza. 

Có thể thấy, xác suất chiến tranh Israel – Hamas lan rộng đến các quốc gia xung quanh như Lebanon, Iraq, v.v. và đặc biệt là Iran rất khó dự đoán, dù hành động gia tăng/dịu bớt căng thẳng giữa 2 bên diễn ra thường xuyên.

Sau thời điểm quân đội Israel chính thức tiến công Gaza vào cuối tuần 28/10 – 29/10, rủi ro xung đột lan rộng đang có chiều hướng gia tăng. Theo đó, cho đến khi có những cập nhật diễn biến mới mang tính dễ thở hơn, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm nên có chiến lược phòng thủ phù hợp với rủi ro chiến tranh này.

Dự kiến, những dòng sự kiện liên quan cuộc chiến trên sẽ ảnh hưởng đến: xu hướng trái phiếu Chính phủ Mỹ dài hạn, xu hướng các lớp tài sản rủi ro – an toàn và kế hoạch ưu tiên các lớp tài sản an toàn trong kịch bản chiến tranh leo thang.

Sự kiện cuộc họp Fed tháng 11 

Các chỉ báo liên quan đến điều kiện lạm phát – tăng trưởng kinh tế nóng (như đà giảm lạm phát đang có dấu hiệu chững lại, các cập nhật tình hình kinh tế tăng trưởng mạnh) đang ủng hộ cho quan điểm tiếp tục thắt chặt tiền tệ mạnh tay của Fed trong tương lai gần. Mặt khác, đà bán tháo TPCP Mỹ cùng với điều kiện lợi suất trái phiếu Chính phủ – lãi suất tổng thể nền kinh tế đang tăng cao hơn dự kiến có thể hỗ trợ hành động nhẹ tay hơn của Fed.

Với những dữ liệu hiện có cùng với các phát biểu gần nhất của tổ chức Fed, kết quả cuộc họp Fed thực tế diễn ra có phần dễ thở hơn cho thị trường tài chính toàn cầu. Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 22 năm, công bố sau khi kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày. Theo đó, mục tiêu lãi suất chuẩn liên bang được giữ nguyên trong quãng 5,25 – 5,5%, cao nhất kể từ năm 2001. Đây là 1 phần trong chiến lược giảm tốc độ tăng lãi suất trong bối cảnh Fed đang tiến gần đến đích của chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ.

Cuộc họp quyết định Chính sách của BOJ

Cuộc họp quyết định Chính sách của BOJ diễn ra ngày 31/10/2023) và hành động của Bộ Tài chính Nhật Bản trong bối cảnh tỷ giá USD/JPY đang mất giá kỷ lục về vùng được dự báo cần phải “can thiệp” từ nhà quản lý tiền tệ MOF mà kết quả can thiệp (nếu có) thành công hay không dự đoán sẽ tác động mạnh đến kịch bản tiền tệ - lãi suất – tỷ giá toàn cầu sau đó.

Tuy nhiên, phiên giao dịch ngày 31/10 đã đánh dấu phiên giảm mạnh nhất của đồng Yên kể từ tháng 4. Đồng Yên sụt giá sau khi BOJ giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và nói rằng mức trần 1% của lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm sẽ trở thành một giới hạn linh hoạt thay vì là một giới hạn cứng như trước.

Trước cuộc họp này của BOJ, thị trường đã kỳ vọng sẽ có một động thái nới biên độ của chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, nên việc BOJ chỉ điều chỉnh như vậy không đáp ứng được kỳ vọng của thị trường. Có vẻ như đây là một tín hiệu rằng BOJ sẽ rất chậm hơn trong việc dịch chuyển khỏi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Trong khi đó, sự trái chiều chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, châu Âu và Anh chính là nguồn áp lực giảm giá chủ yếu đối với đồng Yên thời gian qua. 

Trong quá khứ (tháng 8-9/2022), hành động can thiệp ngoại hối thành công của Bộ Tài chính Nhật thực tế đã duy trì điều kiện ngoại hối trên toàn cầu dễ thở 6 – 9 tháng, cho đến khi xu hướng thị trường của lãi suất – tỷ giá toàn cầu tiếp tục vùng đỉnh.

Chúng tôi cho rằng tác động từ sự kiện này hiện tại không rõ ràng để đánh giá, nhưng hàm ý sẽ tạo biến động cao các xu hướng liên quan, bao gồm: DXY, lợi suất TPCP Mỹ dài hạn, và tỷ giá USD/JPY,  tỷ giá toàn cầu trong cả ngắn hạn và trung hạn. Và khi BOJ vẫn còn giữ chính sách nới lỏng và các ngân hàng trung ương khác chưa dừng thắt chặt, đồng Yên sẽ còn chịu sức ép mất giá.

Tác động ngắn hạn tới Việt Nam ra sao?

Các yếu tố/vĩ mô toàn cầu ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế - thanh khoản – tỷ giá trong nước, giai đoạn rất ngắn hạn, ngắn hạn và trung hạn theo chúng tôi vẫn chủ yếu đến từ rủi ro thắt chặt thanh khoản USD từ chương trình thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening -QT) của Fed.

Cùng với chương trinh thắt chặt

Chương trinh thắt chặt định lượng sẽ tác động thanh khoản - lãi suất -  tỷ giá toàn cầu và trong nước

Quá trình thực hiện chương trình QT của Fed đang rơi vào chu kỳ cuối, với mức độ tác động từ chính sách thắt chặt lên thanh khoản USD toàn cầu lên mức cao nhất. Quá trình thắt chặt thanh khoản trên dự kiến kéo dài cùng chu kỳ cuối của Chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed, khi lãi suất điều hành FFR duy trì mức đỉnh 5,0% – 5,5%.

Dự kiến ảnh hưởng của chương trình QT sẽ tác động ngày càng lớn đến điều kiện thanh khoản – lãi suất – tỷ giá toàn cầu, và Việt Nam (với VND và đồng tiền của các thị trường mới nổi trong khu vực – ASEAN Emerging Market currency) chịu ảnh hưởng mạnh trong các giai đoạn điều kiện thanh khoản toàn cầu thắt chặt trong giai đoạn 1 năm tới.

Quá trình kết thúc: Chương trình thắt chặt định lượng QT dự kiến tháng 8/2024. Tình hình sức khỏe Mỹ vẫn đang mạnh với các cập nhật kinh tế mới nhất, bao gồm: Doanh số bán lẻ Mỹ tháng 9 vượt kỳ vọng, chỉ số lạm phát CPI quay đầu tăng nhẹ 3 tháng, PMI Flash (trước khi dữ liệu chính thức được đưa ra) cho tháng 10 cả 2 khu vực sản xuất – dịch vụ cho thấy sức khỏe kinh tế Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu suy yếu, tăng trưởng GDP quý 3 đạt rất cao (4,9%).

Có thể thấy, điều kiện kinh tế đa số khu vực sản xuất – dịch vụ Mỹ duy trì sức khỏe tài chính ổn định trên nền lãi suất cao, hàm ý chính sách neo lãi suất vùng đỉnh của Fed sẽ kéo dài thêm. Bên cạnh đó, tình trạng tăng trưởng kinh tế Mỹ mạnh hơn nhiều so với các khu vực khác như Trung Quốc, EU, v.v. cũng góp phần gia tăng sức mạnh USD (DXY).

Việc kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt bậc trong điều kiện hiện tại so với các khu vực kinh tế khác đang ủng hộ dòng vốn đầu tư USD quay về Mỹ, tạo áp lực liên tục với các nền kinh tế kỳ vọng tăng trưởng yếu kém, hậu quả áp lực liên tục đến dòng đầu tư FDI & FII chảy về Mỹ, đồng nghĩa áp lực liên tục đến điều kiện tỷ giá ở đa số các nền kinh tế, đặc biệt các nền kinh tế có kỳ vọng tăng trưởng yếu hơn trong tương lai.

Sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường trái phiếu chính phủ dài hạn của Mỹ, trong đó xu hướng bán tháo TPCP Mỹ diễn biến tệ hơn trong các tháng gần đây, diễn biến phức tạp cả về phía cung lẫn phía cầu.

Về phía cầu: Với các áp lực bán TPCP dài hạn mạnh hơn từ Fed (cụ thể, chương trình QT) cũng như đà bán TPCP dài hạn ở các nhóm tổ chức lớn (bao gồm các nhóm NHNN thực hiện bán USD (TPCP dài hạn) nhằm ổn định tỷ giá (bao gồm BoJ, PBoC, các NHNN lớn trên toàn cầu). Việc các nhóm mua vào lớn TPCP trong quá khứ chuyển đổi vị thế bán ròng đặt ra áp lực bán tháo lớn trên thị trường TPCP dài hạn của Mỹ, gây áp lực lớn về xu hướng lợi suất TPCP dài hạn tăng dần trong xu hướng trung hạn.

Về phía cung: Nguồn cung TPCP dài hạn lớn từ các yếu tố chủ yếu: (1) nguồn cung TPCP dài hạn từ chương trình QT của Fed; (2) nguồn cung mới TPCP dài hạn trong ngắn hạn & trung hạn từ kế hoạch tài trợ chi tiêu tài khóa lớn của Chính phủ Mỹ.

Theo quan điểm chúng tôi, các xu hướng hiện tại đang tác động lớn đến điều kiện dư cung – giảm cầu trên thị trường TPCP Mỹ dài hạn, là 1 trong các nguyên nhân chính tạo áp lực tăng mạnh đối với lợi suất TPCP Mỹ.

Dự phóng tương lai, chúng tôi cho rằng các xu hướng tác động cung – cầu TPCP Mỹ dài hạn sẽ tạo áp lực liên tục lên lợi suất TPCP Mỹ dài hạn trong ngắn hạn và trung hạn, cho đến khi có những thay đổi cụ thể hơn về hành động của các nhóm tổ chức lớn trên thị trường TPCP Mỹ, bao gồm kế hoạch phát hành TPCP của Bộ Tài chính Mỹ sắp tới.

Nói ngắn gọn, về lý thuyết, khi lợi suất TPCP Mỹ tăng, có kỳ vọng về lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Điều này một mặt có thể giúp xuất khẩu Việt Nam kỳ vọng tốt hơn vì Mỹ là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Cùng với đó vốn FDI vào Việt Nam có thể tăng do tổng cầu tăng. Áp lực lên đồng USD cũng thể tạo ra áp lực tỷ giá, nhưng theo chúng tôi là không kéo dài, và phần nào tác động đó là dòng vốn đầu tư chảy ra để dịch chuyển về Mỹ. 

Có thể bạn quan tâm

  • “Mẹo” đầu tư chứng khoán trong thị trường tăng hoặc giảm mạnh

    “Mẹo” đầu tư chứng khoán trong thị trường tăng hoặc giảm mạnh

    15:30, 27/10/2023

  • "Thao túng, làm giá bất động sản còn nguy hiểm hơn thao túng chứng khoán"

    21:04, 31/10/2023

  • Nâng hạng thị trường chứng khoán: Điểm sáng trong dài hạn

    Nâng hạng thị trường chứng khoán: Điểm sáng trong dài hạn

    05:25, 02/11/2023

  • Chuyên gia JP Morgan Asset Management: Fed cần thận trọng

    Chuyên gia JP Morgan Asset Management: Fed cần thận trọng

    12:20, 01/10/2023

  • FedEx Expres: Rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa đến châu Âu

    FedEx Expres: Rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa đến châu Âu

    20:45, 31/10/2023

  • Fed giữ lãi suất cao, chính sách tiền tệ của Việt Nam ra sao?

    Fed giữ lãi suất cao, chính sách tiền tệ của Việt Nam ra sao?

    05:26, 23/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điều kiện kinh tế toàn cầu, thanh khoản, tỷ giá và những tác động ngắn hạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO