Chuyên gia JP Morgan Asset Management: Fed cần thận trọng

Diendandoanhnghiep.vn Cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc, nhưng mối nguy hiểm hiện nay là lãi suất cao sẽ đè nặng đà tăng trưởng và sự thắt chặt quá mức của Fed có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

>> Fed giữ lãi suất cao, chính sách tiền tệ của Việt Nam ra sao?

Cuộc họp mới nhất của ngân hàng trung ương ở Mỹ, Anh và khu vực đồng Euro đều cho thấy việc tăng lãi suất đã bước đến thời kỳ kết thúc. Các cơ quan này phải đối mặt với tình trạng lạm phát đang ở mức vừa phải, nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu chính thức của họ.

Dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào cuối năm nay

Dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào cuối năm nay

Giới chuyên gia cho rằng, đã đến lúc các ngân hàng trung ương nên bắt đầu chú ý hơn đến rủi ro suy thoái kinh tế trong những quý tới, khi đà tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất.

Chia sẻ trên SCMP, Giám đốc chiến lược thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại JP Morgan Asset Management - ông Tai Hui - cho biết, chỉ số quản lý mua hàng sản xuất (PMI) của Mỹ, Anh và khu vực đồng Euro đều dưới 50 điểm, PMI của ngành dịch vụ cũng yếu. Điều này cho thấy lĩnh vực này đang phải đối mặt với áp lực thu hẹp, bởi môi trường lãi suất cao bắt đầu làm hạ nhiệt nền kinh tế.

Có thể thấy, ba ngân hàng trung ương này đang muốn thể hiện rõ rằng chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc và thị trường tương lai cũng lặp lại quan điểm này. Họ dự đoán chỉ có 20% và 45% khả năng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lần lượt vào cuối năm nay.

ECB đã tăng lãi suất chính sách vào ngày 14/9 thêm 25 điểm cơ bản, lên 4%, đồng thời gợi ý rằng đây có thể là sự kết thúc của chu kỳ, vì lãi suất đã đạt đến mức góp phần đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%. Riêng ngân hàng trung ương Anh gây bất ngờ cho thị trường khi giữ nguyên lãi suất, một phần do dữ liệu lạm phát yếu trong tháng 8.

Các nhà đầu tư đang nhìn xa hơn vào việc tăng lãi suất để dự đoán khi nào việc cắt giảm lãi suất có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc kết thúc chu kỳ tăng lãi suất không có nghĩa là việc cắt giảm lãi suất có thể sớm diễn ra.

“Biểu đồ Dot plot mới nhất của Fed về dự báo lãi suất chính sách cho thấy 10 trong số 19 quan chức Fed vẫn kỳ vọng tỷ lệ này sẽ ở mức trên 5% vào cuối năm 2024. Bình luận từ Chủ tịch Fed - Jerome Powell và các quan chức cấp cao khác đều cho thấy, ưu tiên của ngân hàng trung ương là làm dịu lạm phát. Quan điểm “lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn” có thể chiếm ưu thế trong những tháng tới.

Như vậy, niềm tin rằng nền kinh tế có thể chịu được lãi suất cao sẽ sớm bị thách thức. Trong khi đó, nền kinh tế Anh và châu Âu đang phải đối mặt với những trở ngại tăng trưởng, chi phí đi vay cao làm suy yếu hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và tăng khoản thanh toán lãi cho người vay thế chấp”, ông Tai Hui nhận xét.

>> Bỏ qua tác động từ Fed, giữ vững nền lãi suất thấp hỗ trợ GDP

Cũng theo vị chuyên gia, tại Mỹ, thị trường nhà ở và chi tiêu doanh nghiệp đang chậm lại. Tuy nhiên, thị trường việc làm và mức tiêu dùng mạnh mẽ lại giữ cho nền kinh tế đi trên con đường tăng trưởng ổn định. Điều đó nói lên rằng, Fed cần lưu ý đến những cạm bẫy tiềm ẩn phía trước.

Thêm vào đó, cuộc đình công của Nghiệp đoàn công nhân ngành ô tô Mỹ (United Auto Workers) đang tiếp diễn những ngày gần đây, dự báo sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô và các chuỗi cung ứng liên quan. Theo ước tính của Anderson Economic Group, nếu tất cả công nhân UAW tại Ford, General Motors và Stellantis đình công trong 10 ngày, nền kinh tế Mỹ sẽ thiệt hại 5 tỷ USD.

Đáng chú ý, Chính phủ Mỹ đang hướng tới việc đóng cửa vào ngày 1/10 này, nếu cả hai viện của Quốc hội không thông qua kế hoạch chi tiêu. Trong lịch sử, những lần ngừng hoạt động này kéo dài từ một ngày đến vài tuần. Trước đó, việc Chính phủ liên bang đóng cửa vào cuối năm 2018 đã kéo dài 34 ngày.

Rất khó để định lượng chính xác tác động của việc đóng cửa, nhưng hàng trăm nghìn công nhân sẽ không được trả lương hoặc sẽ bị cho nghỉ phép trong thời gian đóng cửa. Việc đóng cửa sắp xảy ra khi lạm phát vẫn là vấn đề kinh tế hàng đầu đối với các hộ gia đình và đợt tăng giá dầu gần đây đã khiến giá xăng dầu ở Mỹ đạt mức cao nhất trong một năm.

“Thực tế, việc Chính phủ đóng cửa hay các cuộc đình công của công đoàn đều không đủ để khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái; Nhưng tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể suy yếu hơn nữa trong năm tới. Mặc dù đánh giá của Fed về nền kinh tế vào thời điểm này phù hợp với hiệu quả kinh tế vững chắc gần đây. Song nhìn từ kinh nghiệm của Anh và châu Âu cho thấy, lãi suất cao cuối cùng sẽ gây áp lực lên nền kinh tế, trong khi các ngân hàng trung ương cũng sẽ phải tính đến những rủi ro khác.

Các ngân hàng trung ương cần phải thiết lập lại cơ chế chống lạm phát của mình, nhưng việc thắt chặt quá mức chính sách sau khoảng thời gian dài nới lỏng trong quá khứ có thể gây ra khó khăn kinh tế trong tương lai”, chuyên gia tại JP Morgan Asset Management nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia JP Morgan Asset Management: Fed cần thận trọng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714278648 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714278648 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10